Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đến thăm và làm việc tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn

Quỳnh Trâm - 18:13, 29/05/2024

Ngày 29/5, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã có buổi thăm và làm việc tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn (Thanh Hóa). Cùng tham gia Đoàn, có lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Đoàn công tác đã kiểm tra thực tế đời sống, sinh hoạt của học sinh, thực trạng cơ sở vật chất, công tác chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.

Báo cáo với Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà và Đoàn công tác tại buổi làm việc, Ts. Lê Lâm - Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn cho biết, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc nhằm đẩy mạnh và phát triển nguồn nhân lực các DTTS, Nhà trường đã chủ động triển khai văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục dân tộc. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đa số có trình độ chuyên môn và năng lực công tác, nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động giáo dục, đoàn kết trong thực hiện nhiệm vụ. 

Năm học 2023 - 2024, Nhà trường tuyển sinh được 496/600 học sinh, đạt tỷ lệ 82,7%. Tiếp nhận 24 học sinh cử tuyển của tỉnh Hà Giang vào học theo Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08/12/2020 của Chính phủ.

Về công tác xét chuyển học sinh vào học đại học, tính đến ngày 20/5/2024, Nhà trường đã nhận được công văn phúc đáp về đồng ý tiếp nhận học sinh dự bị đại học của 46 cơ sở giáo dục tiếp nhận 532 chỉ tiêu (còn 12 cơ sở giáo dục đại học chưa có công văn phúc đáp).

Ts. Lê Lâm - Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn phát biều tại buổi làm việc
Ts. Lê Lâm - Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn phát biều tại buổi làm việc

Về công tác xét chuyển học sinh, trên cơ sở chỉ tiêu, điều kiện tiếp nhận của các trường đại học, học viện và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, Nhà trường triển khai cho học đăng ký nguyện vọng lần 2 làm căn cứ xét chuyển học sinh. Triển khai xây dựng kế hoạch, thành lập Hội đồng và thực hiện công tác xét chuyển học sinh vào ngành học của các trường Đại học, Học viện đúng quy định. Dự kiến hoàn thành trước ngày 20/6/2024.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn như ngân sách nhà nước cấp hạn hẹp ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động chung của Nhà trường. Nguồn kinh phí chi chế độ theo Thông tư số 109/2009 cấp chưa kịp thời làm ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của học sinh; nhiều nội dung chi trong Thông tư không còn phù hợp với thời điểm hiện nay.

Về công tác xét chuyển học sinh, một số cơ sở giáo dục đại học chậm gửi công văn phúc đáp tiếp nhận học sinh hoàn thành chương trình bồi dưỡng dự bị đại học. Nhiều trường Đại học đưa ra các tiêu chí tiếp nhận cao so với mặt bằng học sinh dự bị đại học; đề án tuyển sinh một số trường công bố muộn, dẫn đến khó khăn trong quá trình xét chuyển học sinh.

Nhu cầu học nhóm ngành Sư phạm và nhóm ngành An ninh, Quân đội của học sinh cao, trong khi chỉ tiêu phân bổ tiếp nhận nhóm ngành Sư phạm của các cơ sở giáo dục rất ít; nhóm ngành An ninh, Quân đội không có chỉ tiêu phân bổ cho học sinh dự bị đại học.

Lãnh đạo Nhà trường báo cáo với Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Dự án xây dựng cài tạo, nâng cấp sửa chữa cơ sở hạ tầng của Nhà trường
Lãnh đạo Nhà trường báo cáo với Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Dự án xây dựng cài tạo, nâng cấp sửa chữa cơ sở hạ tầng của Nhà trường

Về cơ sở vật chất của Nhà trường đưa vào sử dụng hiện đã xuống cấp, hư hỏng nhiều ảnh hưởng đến công tác dạy và học. Điển hình như trang thiết bị điện tử, tin học được đầu tư trang bị phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy học tập cho học sinh chủ yếu máy tính để bàn và máy chiếu. Do thời gian sử dụng theo quy định của loại thiết bị này bình quân là 5 năm, đến nay phần lớn số thiết bị này đã hết khấu hao, hư hỏng, không còn khả năng sửa chữa, sử dụng. Hệ thống bàn ghế, tủ tài liệu các phòng làm việc đã cũ hỏng nhiều, không đồng bộ, nhiều phòng làm việc còn thiếu trang thiết bị văn phòng như máy tính, máy in…

Đặc biệt, năm học 2025 - 2026 học sinh dự bị đại học đã được học theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Do đó cần triển khai nhanh dự án cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, giảng đường, thư viện, phòng thực hành-thí nghiệm, phòng máy vi tính, phòng học ngoại ngữ, nhà ký túc xá-nhà ăn; xây mới hội trường, ký túc xá-nhà ăn cho học sinh, phòng truyền thống để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo đó, Nhà trường kính đề nghị Ủy ban Dân tộc sớm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và vùng miền núi giai đoạn 2021 - 2030, để cải tạo, nâng cấp, bổ sung thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị kịp thời phục vụ năm học 2024 - 2025. Chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng 4 hộ còn trong khuôn viên của Nhà trường, bảo đảm cho hoạt động dạy, học và sinh hoạt của học sinh ở nội trú.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà và Đoàn công tác kiểm tra cơ sở vật chất của Nhà trường
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà và Đoàn công tác kiểm tra cơ sở vật chất của Nhà trường

Tại buổi làm việc, các đại biểu một số vụ cũng đã thảo luận, cho ý kiến góp ý công tác chuẩn bị cho năm học 2024 - 2025 và tình hình cơ sở vật chất của Nhà trường.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã ghi nhận những kết quả đạt được của Nhà trường trong thời gian qua, đồng thời đề nghị Nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống, nâng cao chất lượng giáo dục, kết hợp giảng dạy kiến thức với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, vùng miền.

Về trang thiết bị cơ sở vật chất, đề nghị Nhà trường tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng rà soát, đánh giá lại những danh mục cần thiết để lập dự án thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp sửa chữa cơ sở hạ tầng của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn theo Chương trình mục tiêu quốc gia 1719. Thời gian lập dự án đầu tư phải hoàn thành trong tháng 6/2024.

Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn có nhiệm vụ bồi dưỡng dự bị đại học cho gần 11.200 học sinh thuộc 31 dân tộc của 23 tỉnh. Hiện trường có 143 cán bộ, giáo viên và hệ thống cơ sở vật chất khang trang, có khả năng tuyển sinh từ 1.000 - 1.200 học sinh hằng năm; đáp ứng yêu cầu tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Với sự đoàn kết, phấn đấu và những kết quả đạt được, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn đã vinh dự được nhận Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc; nhiều tập thể, cá nhân thuộc Nhà trường được Trung ương và địa phương khen thưởng.

Tin cùng chuyên mục
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.