Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Thanh Hóa: Đào tạo nghề cho gần 8.000 lao động người dân tộc thiểu số

Cát Tường - 14:05, 12/11/2023

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Thanh Hóa đã đào tạo nghề cho gần 8.000 lao động là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong độ tuổi lao động.

Thanh Hóa đã đào tạo nghề cho gần 8.000 lao động là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong độ tuổi lao động.
Thanh Hóa đã đào tạo nghề cho gần 8.000 lao động là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong độ tuổi lao động.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa, tổng nguồn vốn thuộc Tiểu dự án 3, Dự án 5 về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được phân bổ tại 11 huyện miền núi là hơn 132 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua các huyện đã tổ chức được 224 lớp, mỗi lớp 35 học viên (tức gần 8.000 người) được đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng cho các đối tượng là là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong độ tuổi lao động. Đặc biệt, các học viên được đào tạo nghề hoàn toàn miễn phí, được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại đối với học viên có quãng đường đi học trên 15 km và 5 km đối với khu vực đặc biệt khó khăn.

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề đã từng bước giải quyết việc làm tại chỗ và nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề đã từng bước giải quyết việc làm tại chỗ và nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Được biết các nghề đào tạo dựa theo nhu cầu đăng ký của người lao động như chăn nuôi - thú y, trồng trọt, du lịch cộng đồng, nuôi ong, nấu ăn, mây tre đan, xây dựng,… Kết thúc khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo. Sau đó, người lao động có thể sử dụng chứng chỉ được cấp nộp vào các cơ sở tuyển dụng nếu đúng ngành nghề.

Bên cạnh đó, các địa phương còn thực hiện được 137 buổi tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ hỗ trợ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị và sửa chữa cơ sở vật chất cho một số Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.