Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Thúy Hồng - 2 giờ trước

Song song với việc triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN ) và Hội LHPN các tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương triển khai dự án. Qua giám sát đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án.

Đoàn kiểm tra, giám sát của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam làm việc tại Lạng Sơn
Đoàn kiểm tra, giám sát của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam làm việc tại Lạng Sơn

Chú trọng kiểm tra, giám sát

Xác định công tác kiểm tra, giám sát giữ vai trò quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện Dự án 8, hàng năm, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện Dự án 8 và giám sát thực hiện bình đẳng giới gửi các ban, ngành liên quan và Hội LHPN các tỉnh triển khai Dự án. Ban hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật thực thực hiện theo dõi, giám sát, đánh giá các chỉ tiêu về bình đẳng giới trong Chương trình và tập huấn hướng dẫn tới Hội LHPN các tỉnh, các sở, ngành liên quan tại địa phương.

Theo đó, từ năm 2022 đến nay, Hội  LHPN Việt Nam đã tiến hành 01 khảo sát, đánh giá đầu vào, 01 đánh giá giữa kỳ Dự án 8 làm cơ sở quan trọng để xây dựng, điều chỉnh triển khai các mô hình, hoạt động phù hợp với thực tiễn địa phương và là cơ sở để đánh giá cuối kỳ dự án.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Phó Ban Điều hành Dự án cho biết: Ngay sau khi Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) được phê duyệt, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với Uỷ ban Dân tộc tổ chức Hội nghị triển khai Dự án 8 và Chương trình MTQG tới 51 tỉnh, thành vùng DTTS và miền núi vào tháng 11/2021; sơ kết, đánh giá thực hiện Dự án hàng năm. Đảng đoàn Trung ương Hội đã ban hành văn bản gửi Ban Thường vụ tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng UBND các tỉnh, thành phố phối hợp chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án 8 tại địa phương.

Nhờ đó, công tác giám sát, nắm bắt tình hình và hỗ trợ địa phương tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Dự án 8 được chú trọng, thực hiện thường xuyên, qua nhiều hình thức như: Tổ chức giao ban trực tuyến triển khai, nắm bắt tình hình thực hiện Dự án đầu năm, giữa năm và Hội nghị sơ, tổng kết cuối năm; thường xuyên cập nhật báo cáo kết quả thực hiện Dự án hàng tuần, tháng; ban hành văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc và trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ qua điện thoại, email, tổ chức kiểm tra, giám sát, hỗ trợ triển khai các hoạt động.

Hội LHPN Việt Nam cũng đã kịp thời ban hành các văn bản điều chỉnh/bổ sung làm rõ các nội dung liên quan; đề xuất với Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc hỗ trợ giải đáp vướng mắc, đề xuất sửa đổi các văn bản của Chương trình để tạo cơ chế thuận lợi, tháo gỡ vướng mắc cho địa phương. Đã có 40/40 tỉnh được cấp ngân sách trung ương đã ban hành kế hoạch thực hiện Dự án 8 giai đoạn I và kế hoạch thực hiện Dự án hàng năm. Đến nay, Trung ương Hội đã tổ chức 22 chuyến kiểm tra giám sát, trực tiếp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn/vướng mắc tại một số tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện Dự án.

Cán bộ Hội phụ nữ cấp cơ sở tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc thực hiện Dự án 8
Cán bộ Hội phụ nữ cấp cơ sở tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc thực hiện Dự án 8

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, trong Quý 4/2024, Trung ương Hội sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát tại các tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, Đắk Lắk, Quảng Trị, Đắk Nông, Bình Dương, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Hậu Giang, Quảng Bình, Điện Biên, Lào Cai, Gia Lai, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đắk Lắk, An Giang, Thái Nguyên. Địa bàn kiểm tra, giám sát là tại các huyện và các xã triển khai thực hiện Dự án.

Nội dung kiểm tra, giám sát tình hình bố trí ngân sách cho cấp xã thực hiện dự án và công tác phối hợp nguồn lực giữa các chương trình MTQG. Đồng thời nắm tình hình, đặc biệt là những vướng mắc đối với việc bố trí ngân sách, tiến độ giải ngân thực hiện Dự án. 

Tháo gỡ nhiều bất cập, vướng mắc từ cơ sở

Thực hiện Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em”, tỉnh Phú Thọ triển khai trên địa bàn 05 huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Thủy với 47 xã, 222 thôn được thụ hưởng các chính sách.

Trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án vẫn có không ít những khó khăn, vướng mắc. Cụ thể thời gian đầu triển khai Dự án 8, nguồn kinh phí Chương trình phân bổ cho các địa phương chậm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Các thông tư, hướng dẫn của Bộ tài chính chưa sát với thực tế nên khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động của dự án. Bên cạnh đó, một số định mức chi còn thấp so với yêu cầu của dự án, một số quy định chưa rõ, còn vướng mắc trong áp dụng triển khai.

Bà Phạm Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Thọ cho biết: Để tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phọ đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Dự án 8 tại các địa phương triển khai thực hiện Dự án.

Việc tăng cường kiểm tra, giám sát của Hội phụ nữ các cấp đã giúp thực hiện hiệu quả các mục tiêu Dự án 8
Việc tăng cường kiểm tra, giám sát của Hội phụ nữ các cấp đã giúp thực hiện hiệu quả các mục tiêu Dự án 8

“Sau kiểm tra giám sát, Hội đã làm việc trực tiếp với 2 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn và mời Tài Chính và Kho bạc tỉnh về cùng trao đổi thống nhất, hướng dẫn cho huyện từng việc cụ thể mà cơ sở chưa biết cách làm”, bà Phạm Thị Kim Loan cho biết. Nhờ sâu sát cơ sở, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra giám sát, Hội LHPN tỉnh Phú Thọ đã kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập. Theo đó, trong 2 năm 2022-2023, các cấp Hội đã ra mắt 152 Tổ truyền thông cộng đồng tại 5 huyện thực hiện Dự án.

Các địa phương đã tổ chức trên 300 hoạt động truyền thông, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho trên 28.000 hội viên phụ nữ người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, tập trung vào các nội dung như: thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà; chăm sóc sức khỏe sinh sản, tìm hiểu Luật Hôn nhân & Gia đình…Qua các hoạt động truyền thông Dự án bước đầu tạo sự thay đổi nhận thức trong cộng đồng về bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực đối với phụ nữ và trẻ em ở vùng DTTS.

Còn tại Lai Châu việc triển khai thực hiện Dự án 8 vẫn nhiều lúng túng. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh mới có 2/10 chỉ tiêu đạt và vượt; 1 chỉ tiêu chưa đạt. Một số chỉ tiêu đạt thấp như: 1/19 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường (đạt 0,05%)…

Theo đánh giá của Hội LHPN tỉnh Lai Châu, qua kiểm tra, giám sát có nhiều nguyên nhân dẫn đến các chỉ tiêu trên đạt thấp như đối với công tác rà soát phụ nữ mang thai và đề nghị chi trả chế độ của Hội LHPN các xã còn chậm. Đặc biệt là nhận thức chưa đúng của một số lãnh đạo các xã, nhất là ở vùng biên giới, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn dẫn đến hiểu sai vấn đề.

Bà Phan Thị Tương, Chủ tịch Hội LHPN xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn chia sẻ, vướng mắc nhất là việc chi trả gói chính sách hỗ trợ phụ nữ sinh đẻ an toàn. Theo quy định, chỉ có phụ nữ sinh đẻ ở Trung tâm Y tế mới được hỗ trợ gói này, nhưng do các bản cách xa trung tâm huyện, đường đi lại khó khăn, nhiều trường hợp chị em chưa kịp đưa về Trạm hay Trung tâm Y tế thì đã sinh. Bên cạnh đó, hiện nay do xã thuộc vùng I, nên các đối tượng không được thụ hưởng các chính sách, công tác vận động cho hội viên phụ nữ và Nhân dân gặp khó khăn.

Tại nhiều địa phương, việc triển khai thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn còn nhiều vướng mắc
Tại nhiều địa phương, việc triển khai thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn còn nhiều vướng mắc

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lai Châu Khoàng Thị Thanh Nga cho hay, để thực hiện có hiệu quả Dự án 8, Hội sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp Hội tháo gỡ khó khăn, tập trung thực hiện các nội dung, hoạt động của dự án nhằm đảm bảo các chỉ tiêu và tiến độ triển khai.

Có thể thấy rằng, trong quá trình triển khai thực hiện Dự án 8, mặc dù đã đạt được những kết quả đạt tích cực. Dự án triển khai hiệu quả các chỉ tiêu cốt lõi, với 02/9 chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu, hoạt động của Dự án khó thực hiện, như: Việc hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS với đối tượng hỗ trợ là tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ, hoặc đồng làm chủ nhưng do địa bàn triển khai Dự án 8 tại các xã, thôn vùng đặc biệt khó khăn, nên đối tượng được hỗ trợ có ít, hoặc không có đối tượng để hỗ trợ; phạm vi địa bàn và đối tượng thụ hưởng bị thu hẹp so với thiết kế ban đầu của Dự án…

Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Nắm chắc tình hình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Nắm chắc tình hình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tại cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT) tuần 43 năm 2024, ngày 21/10, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã nhấn mạnh việc nắm chắc tình hình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.