Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp khu vực Tây Nam bộ

Minh Khương - Minh Triết - 05:57, 12/01/2024

Phát huy thế mạnh ngành nông nghiệp của địa phương, hướng đến mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, ở khu vực Tây Nam bộ đã có nhiều hộ nông dân, hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng thu nhập. Kết quả này có sự trợ lực từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

Agribank luôn xác định Tây Nam bộ là một trong những khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, đồng thời là khu vực có mức độ tăng trưởng tín dụng cao nhất
Agribank luôn xác định Tây Nam bộ là một trong những khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, đồng thời là khu vực có mức độ tăng trưởng tín dụng cao nhất

Chọn lợi thế, phát huy hiệu quả

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2030, lúa gạo vẫn giữ vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt của Việt Nam. Để phát huy lợi thế đó, ngành lúa gạo cần tái cơ cấu để từ vai trò ngành sản xuất vì mục tiêu an ninh lương thực là chủ yếu, trở thành một ngành kinh tế năng động và hiệu quả; đem lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng trong nước và có tính cạnh tranh cao trong xuất khẩu.

 Theo đó, phát triển nông nghiệp CNC trên cơ sở đổi mới khoa học công nghệ (KHCN) được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm, giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp. Đóng góp cho một nền nông nghiệp sạch, có giá trị, Agribank đang khẳng định vai trò to lớn, chủ động hơn, cả về tiếp vốn, cũng như tư vấn và nhiều hỗ trợ đa dạng, thiết thực khác.

Là một trong những địa phương đi đầu trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh Hậu Giang đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn làm lễ phát động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”.

Bí thư Tỉnh uỷ Nghiêm Xuân Thành cho biết, hiện nay, Hậu Giang có diện tích đất trồng lúa toàn tỉnh là 79.000 ha, chiếm 56,2% diện tích đất nông nghiệp, hàng năm gieo trồng 2 - 3 vụ lúa, sản lượng đạt khoảng 1,2 triệu tấn lúa, đóng góp trên 54% giá trị sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản của tỉnh. Đặc biệt, đã có những bước phát triển đáng kể, từ sản xuất thô sơ, sử dụng sức người là chính, năng suất thấp, đến nay công nghệ, kỹ thuật đã đạt đến tầm cao mới, sử dụng cơ giới hóa, công nghệ thông minh, sản xuất nhiều loại giống năng suất, chất lượng lúa gạo đã được nâng lên. 

“Có được những thành tựu trên, là nhờ vào việc thực hiện nhiều chiến lược căn cơ, chính sách tín dụng hỗ trợ thiết thực, kịp thời và sự mở rộng quan hệ hợp tác đã thúc đẩy công tác nghiên cứu chọn tạo giống, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật trong canh tác lúa; sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong phát triển chuỗi giá trị lúa gạo.", Bí thư Tỉnh uỷ Nghiêm Xuân Thành cho hay.

Xác định được vị trí vai trò quan trọng của ngành Nông nghiệp, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả, thu nhập cho hợp tác xã HTX, người nông dân. Hiện nay thành phố có 321 HTX, có tổng vốn điều lệ trên 736,3 tỉ đồng, với 13.038 thành viên và 18.335 lao động thường xuyên. Hoạt động của các HTX đã góp phần đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa, ổn định giá cả thị trường, đóng góp hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế địa phương.

Những năm gần đây, kinh tế trang trại trong khu vực Tây Nam bộ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, thủy sản. Ngày càng xuất hiện nhiều HTX, hộ nông dân sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, tập trung, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Do đó, các chi nhánh Agribank Khu vực Tây Nam Bộ còn đầu tư vốn khuyến khích các trang trại mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm, thu hút lao động. 

Agribank đồng hành cùng Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023 thuộc khu vực Tây Nam bộ
Agribank đồng hành cùng Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023 thuộc khu vực Tây Nam bộ

Trợ lực từ tín dụng Nông nghiệp

Để kích thích nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp, HTX và nông dân, các chi nhánh Agribank đã thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm cho khách hàng tùy từng trường hợp cụ thể. Cùng với đó, khách hàng vay vốn theo chương trình phát triển nông nghiệp CNC, nông nghiệp sạch của Agribank sẽ được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank, giảm 50% theo mức phí quy định hiện hành của Agribank đối với chuyển tiền ngoài hệ thống Agribank…

HTX Khiết Tâm, huyện Vĩnh Thạnh (TP. Cần Thơ), được xem là hình mẫu của một HTX làm ăn hiệu quả nhờ thắt chặt liên kết trong các khâu sản xuất từ làm đất, gieo sạ, chăm sóc lúa đến khâu thu hoạch. Các cánh đồng của HTX đều mang dấu ấn của cơ giới hóa nông nghiệp nhờ sự hỗ trợ của ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ, sự hỗ trợ của địa phương. 

Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc HTX Khiết Tâm cho biết: “Bên cạnh sự quan tâm hỗ trợ các từ chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành, thì HTX còn có những thuận lợi từ nguồn vốn vay lãi suất thấp, thủ tục vay dễ dàng từ Agribank. Vì vậy, HTX cũng  khuyến cáo cho thành viên HTX mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất”.

Được biết, những năm qua, để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận vốn vay, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp rút gọn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn và nâng định mức cho vay cho nông dân. 

Bên cạnh đó, Agribank giảm dần lãi suất cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho nông dân theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nông dân.

 Đặc biệt, đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã vay theo mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Agribank có những cơ chế đảm bảo sau: Khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Agribank nơi cho vay xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị của dự án, phương án. Các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Agribank nơi cho vay xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp...

Từ tháng 11/2016, khi Thủ tướng phát động đẩy mạnh chương trình cho vay nông nghiệp CNC, doanh số cho vay từ khi bắt đầu triển khai chương trình của Agribank trên địa bàn toàn quốc đến nay đã đạt hàng chục tỷ đồng với hàng nghìn khách hàng là doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân...

Ông Lê Viết Quyền, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Hậu Giang chia sẻ, cho vay nông nghiệp công nghệ cao, là một phần ưu tiên của Agribank cũng như Chi nhánh Hậu Giang. Agribank cũng linh hoạt hình thức cho vay. Đối với những hộ dân cần vốn, ngoài cho vay thế chấp, Agribank cũng xem xét cho vay tín chấp với mức độ phù hợp. 

Thời gian qua Agribank Chi nhánh tỉnh Hậu Giang đã triển khai cho vay đối với một số doanh nghiệp và hộ dân để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp sạch và công nghệ cao.

Tin cùng chuyên mục
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.