Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Nhiều công trình hoàn thành góp phần khởi sắc xã vùng cao Chiêu Lưu

Khánh Ngân - 22:27, 09/11/2023

Triển khai Chương trình MTQG 1719, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) được đầu tư xây dựng một số công trình phục vụ đời sống dân sinh. Theo đó, qua hơn 2 năm thực hiện, nhiều công trình này đã hoàn công và được đưa vào sử dụng, góp phần làm thay đổi diện mạo xã miền núi Chiêu Lưu và tạo điều kiện để đồng bào phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chiêu Lưu, Kỳ Sơn (Nghệ an) là xã vùng cao, những năm trước đây cơ sở vật chất và đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn
Chiêu Lưu, Kỳ Sơn (Nghệ an) là xã vùng cao, những năm trước đây cơ sở vật chất và đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn

Là xã miền núi, Chiêu lưu (Kỳ Sơn, Nghệ An) có trên 80% dân số là đồng bào dân tộc Thái. Do điều kiện địa lý đồi núi dốc, xa trung tâm huyện lị nên cơ sở vật chất và đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, nhiều tuyến giao thông nội bản xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại, phát triển kinh tế hộ gia đình của đồng bào. 

Đơn cử, tuyến đường nội bản Xiêng Thù, không những ảnh hưởng đến giao thông mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong mùa mưa bão. Hay như ở bản Cù, nhà văn hóa xuống cấp mỗi khi hội họp, sinh hoạt cộng đồng phải đi nhờ địa điểm. 

Và còn có rất nhiều công trình phục vụ dân sinh khác cũng cần được đầu tư, nâng cấp, xây mới để đáp ứng nhu cầu, cũng như cải thiện bộ mặt nông thôn ở Chiêu Lưu. Thế nhưng, là xã miền núi, vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn hạn chế, địa phương không thể cân đối nguồn thu, hay huy động, lồng ghép nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất. Đây cũng là lý do khi thực hiện Chương trình xây dựng NTM, dù Đảng ủy và Nhân dân ở Chiêu Lưu đã cố gắng, nhưng vẫn còn nhiều tiêu chí chưa thể thực hiện được.

Nhà văn hóa bản Cù, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được xây mới khang trang từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Nhà văn hóa bản Cù, xã Chiêu Lưu đã được xây mới khang trang

Kể từ khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai, Chiêu Lưu đã được ưu tiên nguồn vốn để xây dựng nhiều công trình như đường giao thông, nhà văn hóa thôn bản…; Qua 2 năm thực hiện, nhiều công trình hoàn thiện đưa vào sử dụng, góp phần đưa bức tranh về diện mạo xã miền núi Chiêu Lưu sáng hơn.

Có mặt tại nhà văn hóa bản Cù khi công trình mới được hoàn công bàn giao đưa vào sử dụng. Công trình nhà văn hóa tọa lạc trên diện tích hơn 1.000m2, phần nhà được xây dựng kiên cố đảm bảo hội họp và sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào ở bản Cù. Khuôn viên hàng rào cũng được đầu tư xây dựng xây dựng đảm bảo mỹ quan. Công trình được làm từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, với tổng kinh phí đầu tư hơn 1 tỷ đồng.

Vừa đắt cháu đi chơi ở nhà văn hóa ra, chị Lương Thị Hải không giấu nổi niềm vui: “Nhà văn hóa được xây mới khang trang lắm chú ạ. Rất tiện ích, người lớn có chỗ hội họp, trẻ con cũng có chỗ chơi”.

Cũng được đầu tư từ nguồn Chương trình MTQG 1719, tuyến đường nội bản Xiêng Thù, cũng đã hoàn công đưa vào sử dụng. Với mục đích đảm bảo giao thông thuận lợi, đồng thời hỗ trợ bản Xiêng Thù đáp ứng về tiêu chí giao thông để về đích NTM. Dự án nâng cấp, sửa chữa tuyến đường giao thông nội bản Xiêng thù có chiều dài 1.340m, được triển khai xây dựng từ đầu năm 2023. 

Trên tuyến chia làm 2 đoạn, trong đó đoạn đường loại 1 có tổng chiều dài 1145m; đường loại 2 có chiều dài 195m. Với tổng mức đầu tư trên 1,6 tỷ đồng, đoạn đường loại 1 được thiết kế mặt đường rộng 3m, dày 16cm, tất cả đều được đổ bê tông đá 1x2. M200. Đường loại 2 được gia cố thêm lớp đá xô bồ dày 0,3m, trước khi đổ bê tông đá 1x2.M200 dày 16cm.

Cũng tại bản Xiêng Thù, tuyến đường đi vào khu sản xuất của bà con cũng đã được bàn giao đưa vào sử dụng. Với tổng mức đầu tư trên 1 tỷ đồng, tuyến đường được đổ bê tông phẳng lỳ tạo điều kiện cho đồng bào có thể đưa cơ giới hóa vào đồng rộng.

Tuyến đường giao thông nội bản Xiêng Thù hoàn công và đưa vào sử dụng làm cho bộ mặt nông thôn ở Chiêu Lưu khởi sắc
Tuyến đường giao thông nội bản Xiêng Thù hoàn công và đưa vào sử dụng làm cho bộ mặt nông thôn ở Chiêu Lưu khởi sắc

Nhà văn hóa bản Cù; tuyến đường giao thông nội bản Xiêng Thù; tuyến đường đi vào khu sản xuất bản Xiêng Thù đều đã hoàn công đưa vào sử dụng, có ý nghĩa lớn đối với đồng bào DTTS ở xã vùng cao Chiêu Lưu này.  Đặc biệt, giao thông đảm bảo thông suốt, giao thương được kết nối giúp bà con phát triển kinh tế- xã hội. Bộ mặt nông thôn ở bản Cù, và bản Xiêng Thù nói riêng và cả xã Chiêu Lưu nói chung được khởi sắc. 

Trao đổi với phóng viên báo Dân tộc và Phát triển, ông La Đức Thoại, Chủ tịch UBND xã Chiêu Lưu cho biết: Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 1 (2021-2025) mới chỉ thực hiện bước đầu. Tới đây, khi triển khai hết 10 Dự án của Chương trình, sẽ có nhiều những nội dung, hạng mục khác tiếp tục được đầu tư hỗ trợ toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, chắc chắn cuộc sống của đồng bào DTTS ở Chiêu Lưu sẽ thay đổi, bộ mặt nông thôn xã vùng cao Chiêu Lưu sẽ trở nên khang trang hơn.

 “Mặc dù ở nhiều lĩnh vực Chiêu Lưu còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS còn cao,chiếm gần 29% số hộ. Song cơ sở vật chất từng bước được hoàn thiện, đổi mới, sẽ là cơ hội để bà con thay đổi nhận thức, tạo điều kiện thuận lợi để bà con phát triển kinh tế, thoát nghèo. Theo đà này, tôi tin rằng, đến hết 2025, đời sống kinh tế- xã hội của đồng bào có nhiều khởi sắc,  tỷ lệ hộ nghèo ở Chiêu Lưu sẽ giảm mạnh", Chủ tịch xã La Đức Thoại chia sẻ.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.