Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Như Thanh: Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các xã miền núi đặc biệt khó khăn

Quỳnh Trâm - 05:37, 23/11/2023

Từ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi (Chương trình MTQG 1719), công tác chỉ đạo sát sao, đúng hướng của Đảng bộ và chính quyền; sự đồng lòng, chung sức của Nhân dân, cơ sở hạ tầng của các xã, các bản làng khó khăn trên địa bàn Như Thanh đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, tạo diện mạo mới nơi vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội ngày càng phát triển.


Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng
Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng

Tăng cường đầu tư công trình hạ tầng

Mới đây có dịp về thăm lại Thanh Kỳ, xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Như Thanh (Thanh Hóa), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi sự đổi thay nhanh chóng của địa phương này. Ấn tượng nhất là, những đường bê tông đã nối đến tận các thôn bản, thay thế cho những đường giao thông trước kia đi lại gập ghềnh. Trên địa bàn xã không còn nhà tạm bợ, rách nát. Đêm đến, điện lưới cũng đã sáng trưng khắp từng nhà.

Được biết, Thanh Kỳ đang nỗ lực về đích nông thôn mới (NTM) trong năm 2023 này. Để đạt được những mục tiêu xây dựng NTM, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Kỳ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp, trong đó tập trung nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất, phát triển KT-XH.

Tận dụng nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM; giảm nghèo bền vững; nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); nguồn ngân sách huyện và huy động sự đóng góp của bà con Nhân dân, đến nay nhiều công trình giao thông, giáo dục, nhà văn hóa, nước sạch… trên địa bàn xã Thanh Kỳ đã được đầu tư xây dựng.

 Một số công trình điển hình như: nhà văn hóa thôn Đồng Ván, công trình nước sinh hoạt tập trung thôn Thanh Xuân; các hạng mục phụ trợ của Trường Tiểu học Thanh Kỳ đã được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường. Các công trình này đều được hỗ trợ đầu tư xây dựng từ chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030.

Ngoài ra, năm 2022 từ nguồn vốn Chương trình xây dựng NTM, xã Thanh Kỳ đã hỗ trợ 2,8 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn từ trung tâm xã đi các thôn Đồng Tâm, Đồng Tiến, Đồng Ván. Xã được hỗ trợ 7,5 tỷ đồng làm đường giao thông các thôn Thanh Xuân, Đồng Tâm, Đồng Tiến. Xây dựng nhà lớp học 2 tầng, 4 phòng và nhà hiệu bộ của Trường Tiểu học Thanh Kỳ từ nguồn sự nghiệp giáo dục, với tổng số tiền khoảng 5 tỷ đồng.

Đội ngũ Người có uy tín ở các thôn bản đặc biệt khó khăn của huyện Như Thanh đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương
Đội ngũ Người có uy tín ở các thôn bản đặc biệt khó khăn của huyện Như Thanh đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương

Tiếp đến, năm 2023, từ Chương trình MTQG 1719, xã Thanh Kỳ được đầu tư làm đường giao thông đi thôn Bái Sim; xây dựng nhà văn hóa thôn Đồng Tâm. Ngoài ra, từ các nguồn lực khác, xã Thanh Kỳ nâng cấp sân vận động xã với số tiền 1,5 tỷ đồng; nâng cấp đường giao thông thôn Thanh Xuân; làm đường giao thông trung tâm xã với số tiền 1,8 tỷ đồng; xây mới 2 nhà lớp học và nhà hiệu bộ Trường THCS Thanh Kỳ với số tiền 10 tỷ đồng, phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 10-2023...

Ông Nguyễn Trọng Viện, Chủ tịch UBND xã Thanh Kỳ, cho biết: Toàn xã có hơn 1.100 hộ, trên 80% dân số là đồng bào DTTS. Hệ thống đường giao thông, các công trình phúc lợi đầu tư trên địa bàn được đầu tư khá lâu và dần xuống cấp. Trong 6 tháng của năm 2023, tổng nguồn kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng NTM là 18 tỷ 668 triệu đồng. 

Bằng nguồn vốn Nhân dân đóng góp, địa phương đã đầu tư xây dựng các công trình công cộng như: nhà xe, sân nhà văn hóa, mua sắm trang thiết bị bên trong hội trường, trồng cây xanh, hàng rào nghĩa địa các thôn. Đến tháng 6/2023, xã Thanh Kỳ đạt 10/19 tiêu chí, phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí và về đích NTM cuối năm 2023 theo kế hoạch đề ra.

Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại xã Thanh Kỳ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại xã Thanh Kỳ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương

"Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ nghèo đa chiều của xã còn 17,5%. Xã mong muốn nhận được sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng đối với các thôn, bản còn khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong phát triển sản xuất và giao thương nông sản làm ra.", ông Nguyễn Trọng Viện, Chủ tịch UBND xã Thanh Kỳ chia sẻ.

Tranh thủ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Ngoài Thanh Kỳ, trên địa bàn huyện Như Thanh còn xã Xuân Thái là xã đặc biệt khó khăn và 18 thôn đặc biệt khó khăn thuộc khu vực I,II. Theo đó, ngoài tranh thủ nguồn hỗ trợ từ các chương trình, chính sách dân tộc, huyện Như Thanh cũng huy động sự đoàn kết, chung tay của người dân, sự đóng góp sức người, sức của để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, các công trình công cộng phúc lợi ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

 Trong đó, đường đến trung tâm xã và thôn bản đã được cứng hóa, bê tông hóa, nhiều nhà văn hóa xã, thôn được xây dựng đảm bảo theo tiêu chí xây dựng NTM, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99,2%; 100% số thôn đã có điện lưới quốc gia.

Lãnh đạo huyện Như Thông tin về công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 trên địa bàn với đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển và Ban Dân tộc Thanh Hóa
Lãnh đạo huyện Như Thông tin về công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 trên địa bàn với đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển và Ban Dân tộc Thanh Hóa

“Đặc biệt, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình MTQG 1719. Do đó, năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, huyện Như Thanh có hơn 30 công trình, hạng mục đã và đang thực hiện từ nguồn vốn Chương trình, với tổng số tiền 23 tỷ 197 triệu đồng. Trong đó, ưu tiên nguồn lực cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện. Đến nay, đã có nhiều hạng mục, công trình ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn của huyện được đầu tư và đã hoàn thành”, bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết.

Hiện nay, huyện Như Thanh đang tổ chức rà soát các hộ nghèo DTTS ở các xã vùng DTTS&MN và hộ nghèo dân tộc Kinh ở các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn được hỗ trợ làm nhà ở. Đồng thời, tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 148/KH-UBND huyện Như Thanh ngày 19/5/2023 về việc triển khai các nội dung dự án Chương trình MTQG 1719, năm 2023, trong đó huyện cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ giải ngân chương trình.

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.