Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tôn giáo - Tín ngưỡng

Thượng Đại kỳ Phật giáo rộng 500m2, mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Tào Đạt - 7 giờ trước

Sáng nay, ngày 5/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh (cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Lễ thượng Đại kỳ Phật giáo, nhằm chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025.

Khoảng khắc Đại kỳ Phật giáo tung bay sau Lễ thượng Đại kỳ
Khoảnh khắc Đại kỳ Phật giáo tung bay sau Lễ thượng Đại kỳ
Tham dự Lễ thượng đại kỳ Phật giáo có Hòa thượng TS. Tampalawela Dhammaratana, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc tế tổ chức đại lễ Phật đản Liên hợp quốc ICDV, các vị chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và quốc tế.
Tham dự Lễ thượng Đại kỳ Phật giáo có Hòa thượng TS. Tampalawela Dhammaratana, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc tế tổ chức Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc ICDV, các vị chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và quốc tế
Đại kỳ Phật giáo rộng 500m2 là lá cờ Phật giáo lớn nhất thế giới hiện nay. Cờ được may bằng vải siêu bền đặc biệt theo truyền thống quốc tế, có 5 màu xanh-vàng-đỏ-trắng-cam, được sắp xếp thứ tự theo mẫu chuẩn của cờ Phật giáo. Chiều dài 25,69m biểu tượng chiều dài lịch sử Phật giáo qua 2569 năm. Chiều ngang đại kỳ 19,47m.
Đại kỳ Phật giáo rộng 500m2, là lá cờ Phật giáo lớn nhất thế giới hiện nay. Cờ có chiều dài 25,69m- biểu tượng chiều dài lịch sử Phật giáo qua 2569 năm. Chiều ngang Đại kỳ là 19,47m. Cờ được may bằng vải siêu bền đặc biệt theo truyền thống quốc tế, có 5 màu xanh-vàng-đỏ-trắng-cam, được sắp xếp thứ tự theo mẫu chuẩn của cờ Phật giáo
Các đại biểu thực hiện nghi thức thượng Đại kỳ Phật giáo
Các đại biểu thực hiện nghi thức Thượng Đại kỳ Phật giáo
Lá cờ tung bay là biểu tượng của sự gắn kết 5 Châu, thể hiện khát vọng hòa bình thế giới, cũng là ước vọng của Phật giáo muốn lan tỏa lòng từ bi, đúng theo tinh thần chủ đề Vesak năm nay: Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững
Lá cờ tung bay là biểu tượng của sự gắn kết 5 Châu, thể hiện khát vọng hòa bình thế giới, cũng là ước vọng của Phật giáo muốn lan tỏa lòng từ bi, đúng theo tinh thần chủ đề Vesak năm nay: Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững
Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo chư tăng, phật tử và người dân
Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo chư tăng, phật tử và người dân
Nhiều tăng ni, phật tử đến từ rất sớm để chứng kiến đại kỳ tung bay trên bầu trời
Nhiều tăng ni, phật tử đến từ rất sớm để chứng kiến Đại kỳ tung bay trên bầu trời
Một em bé được đi theo người thân tới tham gia sự kiện
Một em bé được đi theo người thân tới tham gia sự kiện
Phật tử tỏ ra hào hứng khi được tham dự sự kiện
Phật tử tỏ ra hào hứng khi được tham dự sự kiện
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm trong buổi lễ
Tin cùng chuyên mục
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lan tỏa tinh thần đoàn kết, bao dung, vì hòa bình thế giới

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Lan tỏa tinh thần đoàn kết, bao dung, vì hòa bình thế giới

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 8/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh (cơ sở 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh). Đây là lần thứ tư, Việt Nam là nước chủ nhà của một lễ hội văn hóa tôn giáo tầm cỡ quốc tế, hội tụ đức tin về hòa bình. Dịp này, cộng đồng các dân tộc Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần lương giáo hòa hợp một nhà, mong muốn lan tỏa Tuệ giác Phật giáo đoàn kết, bao dung, vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững.