Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tiềm năng trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng của Việt Nam

Vân Khánh - 14:30, 18/03/2024

Theo Ý định thư được ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) trong khuôn khổ hội nghị COP26, dự kiến Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho tổ chức LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng (tương ứng 5,15 triệu tấn CO₂) tại 11 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026, với đơn giá dự kiến 10 USD/tấn.

Tiềm năng trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ các-bon rừng của Việt Nam là lớn
Tiềm năng trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ các-bon rừng của Việt Nam là rất lớn

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đây tiếp tục là thông tin tích cực trong việc thương mại hoá tín chỉ carbon rừng của Việt Nam. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện nộp hồ sơ đăng ký cấp tín chỉ theo tiêu chuẩn TREES. Đồng thời, khẩn trương tổ chức các phiên đàm phán kỹ thuật với Tổ chức Emergent.

Ông Lê Văn Thanh - Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam cho biết: "Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng văn kiện để báo cáo với các Bộ ngành và trình Thủ tướng Chính phủ liên quan đến thương mại hoá nguồn tín chỉ carbon rừng đối với 11 tỉnh. Đó sẽ là tiềm năng rất lớn để có thể triển khai được trong thời gian tới. Liên quan đến việc hướng dẫn, đã có Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đo đếm, tính toán lượng carbon cho các địa phương, trên cơ sở đó, các địa phương sẽ chủ động việc đo đếm tính toán lượng hấp thụ, phát thải khí nhà kính".

Cuối tháng 3/2024, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán trên 51 triệu USD dựa trên kết quả giảm phát thải từ rừng tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, từ Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp. Như vậy, việc thương mại hoá tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực.

Cục Lâm nghiệp tính toán dựa trên tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon và diện tích rừng, hiện nay nhận định, nếu áp dụng tiêu chuẩn các-bon trong nước thì lượng tín chỉ các-bon tiềm năng có thể thương mại sau khi đã thực hiện cam kết NDC khoảng 70 triệu tấn CO2 cho giai đoạn 2021-2030 (sau khi trừ độ không chắc chắn khoảng 15%).

Tin cùng chuyên mục
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.