Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Tưng bừng lễ hội “Mìn Loóng Phạt” độc đáo của người Cống

Thảo Khánh - 19:01, 24/12/2024

Để lưu giữ những nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Cống, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã sưu tầm, tổ chức và phục dựng những lễ hội, làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống.

Nghệ nhân Lý Văn Chém thực hiện nghi lễ cúng tại Lễ hội
Nghệ nhân Lý Văn Chém thực hiện nghi lễ cúng tại Lễ hội

Dân tộc Cống ở xã Nậm Chà (huyện Nậm Nhùn) là một trong những dân tộc rất ít người. Người Cống nơi đây còn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình thể hiện rõ nét ở phong tục tập quán, nghi lễ, lễ hội, canh tác nông nghiệp.

Lễ hội “Mìn loóng phạt” hay còn gọi là “Lễ hội kết thúc một mùa vụ” thường được người Cống tổ chức vào tháng 10 âm lịch hằng năm, sau khi thu hoạch xong mùa vụ. Để tổ chức Lễ hội, đồng bào phải chuẩn bị trước 3 - 4 ngày: Lên nương lấy quả bí, củ đậu, lấy hoa “Mìn loóng phat”, xuống suối bắt cá… để chế biến những món ăn truyền thống để dâng cúng tổ tiên.

Tại Ngày hội, phần lễ được coi là quan trọng nhất. Trong đó yêu cầu thực hiện nghi thức cúng lễ phải là nam giới (mặc trang phục truyền thống). Khi chủ lễ cúng, tất cả con cháu trong gia đình phải có mặt và ngồi phía sau chủ lễ, nhằm tạ ơn tổ tiên và cầu mong tổ tiên phù hộ để năm sau con cháu có thêm một mùa vụ bội thu.

Mọi người cùng tham gia nắm tay múa xòe, cùng uống rượu cần và đánh trống, chiêng múa hát
Mọi người cùng tham gia nắm tay múa xòe, cùng uống rượu cần và đánh trống, chiêng múa hát

Kết thúc Tết “Mìn Loóng Phạt”, mọi người cùng tham gia nắm tay múa xòe, cùng uống rượu cần và đánh trống, chiêng múa hát. Đặc biệt trong phần hội mỗi người đeo theo một túi gạo cầm từng nắm tung lên cao quá đầu, để cảm tạ ông bà tổ tiên và các thần linh đã ban cho họ một vụ mùa no đủ và bội thu, con người khỏe mạnh, vạn vật phát triển.

Như vậy, Tết “Mìn Loóng Phạt” không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của người Cống mà còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, tạo thành sợi dây gắn kết cộng đồng người Cống trên khắp bản làng.

Qua đó, giúp cộng đồng người Cống thêm niềm tin vào cuộc sống, có tinh thần tương trợ gắn kết, giúp đỡ nhau trong cộng đồng, cùng nhau bảo tồn, phát huy kho tàng tri thức văn hóa dân gian phong phú, từng bước tạo thành sản phẩm hấp dẫn gắn với phát triển du lịch ở Nậm Nhùn.

Tin cùng chuyên mục
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng... Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".