Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tổ chức “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024 từ ngày 18-21/4

T.Hợp - 06:29, 25/03/2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành kế hoạch 1079/KH-BVHTTDL về việc tổ chức “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024 từ ngày 18/4/2024 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam là dịp để đồng bào các dân tộc được gặp gỡ giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc; mang đến cho Nhân dân, du khách cơ hội được tìm hiểu, trải nghiệm, thụ hưởng những giá trị văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam thông qua đó nâng cao nhận thức, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của Nhân dân trong việc gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Ngày hội nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số; tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành, chủ thể văn hóa trong việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; gắn việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong việc thực hiện những mục tiêu kinh tế, xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Theo kế hoạch, "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội bao gồm các hoạt động như: Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc tại địa phương; lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, động viên các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc tại địa phương.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024, dự kiến có sự tham gia của khoảng hơn 300 người, 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố. Trong đó khoảng hơn 100 người của 16 dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: Tày, Nùng (Thái Nguyên); Dao (TP Hà Nội); Mông (Hà Giang); Mường (Hòa Bình); Lào, Khơ Mú, Thái (Sơn La); Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế); Ba Na, Gia Rai (Gia Lai); Xơ Đăng (Kon Tum); Raglai (Ninh Thuận); Ê Đê (Đắk Lắk); Khmer (Sóc Trăng).

Ngoài ra, huy động thêm khoảng hơn 100 người, với 40 người dân tộc Hoa, Khmer, Kinh (tỉnh Sóc Trăng); 35 người dân tộc Dao (tỉnh Thanh Hóa); 30 người dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk); Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (mỗi địa phương 2 người, 2 thành phần dân tộc khác nhau); Nghệ nhân đồng bào, người có uy tín đại diện nhóm đồng bào hoạt động hàng ngày tại Làng (16 người).

Trong thời gian diễn ra sự kiện còn có chương trình trình diễn giới thiệu di sản, giới thiệu văn hóa các địa phương; hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật; tổ chức hoạt động trưng bày giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật; biểu diễn các tiết mục dân ca dân vũ... 

Bên cạnh đó còn có hoạt động của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với các nội dung: Giới thiệu, tái hiện nét văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, nghi lễ, trang phục, dân ca, dân vũ, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, trò chơi dân gian truyền thống… tại chính không gian các làng dân tộc có đồng bào hoạt động hàng ngày: dân tộc Tày, Nùng (Thái Nguyên), dân tộc Dao (TP Hà Nội), dân tộc Mông (Hà Giang), dân tộc Mường (Hòa Bình), dân tộc Lào, Khơ Mú, Thái (Sơn La), dân tộc Tà Ôi, dân tộc Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), dân tộc Ba Na, Gia Rai (Gia Lai), dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum), dân tộc Ê Đê (Đăk Lăk), dân tộc Khmer (Sóc Trăng); Giới thiệu Ngày hội Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2024 của các cộng đồng dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại "Ngôi nhà chung" cũng như văn hoá - du lịch của địa phương tham gia Ngày hội.

Theo đó, các hoạt động trong "Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam" phải được tổ chức trang trọng, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đảm bảo yếu tố bảo tồn, phát huy và tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống dân tộc; cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá các hoạt động trong "Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam" góp phần lan toả giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp tới nhân dân cả nước và thu hút du khách tham quan đến với Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.