Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tổ chức Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật ASEAN 2022

Lam Anh - 18:04, 07/04/2022

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 755/QÐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm văn hóa, nghệ thuật ASEAN chào mừng 55 năm ngày thành lập ASEAN (1967-2022).

Trưng bày "Đất nước, con người ASEAN" (ảnh minh hoạ).
Trưng bày "Đất nước, con người ASEAN" (ảnh minh hoạ).

Triển lãm giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và đặc trưng văn hóa Cộng đồng ASEAN tới công chúng Việt Nam và bạn bè quốc tế thông qua các hoạt động triển lãm ảnhtrang phục truyền thống, hiện vật văn hóa các quốc gia thành viên ASEAN.

Đồng thời, tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị, tính kết nối, đoàn kết hữu nghị giữa các nước trong ASEAN và hợp tác tốt đẹp giữa các nước thành viên ASEAN, thể hiện vai trò trung tâm, sự thống nhất và đoàn kết của Cộng đồng ASEAN.

Tại triển lãm sẽ tổ chức trưng bày ảnh, trang phục truyền thống, hiện vật văn hóa của 10 quốc gia thành viên ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) giới thiệu các hình ảnh về đất nước, con người, văn hóa của các nước thành viên ASEAN.

Trong đó, trưng bày 55 ảnh (10 ảnh của Việt Nam và 5 ảnh của mỗi nước từ 9 quốc gia ASEAN còn lại) giới thiệu về phong cảnh đất nước, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, lễ hội, sinh hoạt văn hóa của người dân các nước ASEAN; phần trang phục, trưng bày 20 bộ trang phục truyền thống của 10 nước ASEAN (mỗi quốc gia 1 bộ trang phục nam, 1 bộ trang phục nữ).

Phần hiện vật văn hóa, trưng bày ít nhất 01 hiện vật văn hóa điển hình của mỗi quốc gia thành viên ASEAN giới thiệu đặc trưng văn hóa của từng nước.

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 8-12/8/2022 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Đền tháp Po Klong Garai: Biểu tượng vững bền của văn hóa Chăm

Đền tháp Po Klong Garai là một trong những công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu và nổi bật của người Chăm được bảo tồn khá nguyên vẹn. Tháp tọa lạc trên đồi Lá trầu (Mbuen Hala), thuộc phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Văn khắc bằng chữ Chăm cổ trên đá sa thạch cung cấp những thông tin về văn hóa, lịch sử quý giá như công lao và thần tích của vua Po Klong Garai, các hoạt động tế lễ, cúng bái và tổ chức xã hội của người Chăm.