Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

TP. Hồ Chí Minh: Định hướng phát triển trí tuệ nhân tạo thành công nghệ cốt lõi

Lê Vũ - 11:59, 05/06/2022

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch số 1757/KH-UBND về triển khai Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030” năm 2022.

Minh họa trí tuệ nhân tạo. (Ảnh st)
Minh họa trí tuệ nhân tạo. (Ảnh st)

Đây là kế hoạch nhằm góp phần thúc đẩy đưa trí tuệ nhân tạo trở thành một trong những công nghệ cốt lõi trong xây dựng đô thị sáng tạo, thành phố thông minh, thúc đẩy phát triển kinh tế số nhanh, bền vững. Theo đó, trong năm nay, Thành phố sẽ triển khai 9 nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), gồm:

Triển khai Đề án Xây dựng hạ tầng số. Trong đó, triển khai hạ tầng mạng di động 5G và hạ tầng kết nối mạng internet vạn vật (loT) cho Tp. Thủ Đức và các quận - huyện tại TP. Hồ Chí Minh

Nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng hạ tầng tính toán hiệu năng cao. Phương án này sẽ chú trọng công tác nghiên cứu, lập Đề án xây dựng hạ tầng tính toán dựa trên kết quả nghiên cứu, phục vụ hệ sinh thái nghiên cứu và ứng dụng AI.

Nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng hạ tầng dữ liệu. Thành phố sẽ xây dựng bộ dữ liệu dùng chung thuộc các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, giao thông, hành chính công...

Tổ chức ngày hội doanh nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông và trí tuệ nhân tạo TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện nhằm thúc đẩy hoạt động quảng bá các kết quả nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tạo gắn kết giữa đơn vị nghiên cứu và các đơn vị xây dựng ứng dụng.

Khảo sát nhu cầu ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo. Cụ thể, tổ chức hội thảo về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực hành chính công, với mục đích ghi nhận các nhu cầu, vướng mắc cụ thể về ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực này.

Xây dựng cơ chế, chính sách về trí tuệ nhân tạo với các khung pháp lý cơ bản đầy đủ. Qua đó, tạo cơ chế và chính sách ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, từ ứng dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội.

Nghiên cứu phương án, thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển và chuyển giao trí tuệ nhân tạo; cổng thông tin giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Hai công trình này sẽ góp phần tạo ra giá trị tương lai trong ngành tin học; thúc đẩy mối quan hệ đối tác, hợp tác với các trường đại học, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước; quảng bá sản phẩm nghiên cứu và sản phẩm đào tạo về AI của các trường đại học; thông tin về nhu cầu ứng dụng AI và nhu cầu đào tạo AI của các doanh nghiệp…

Nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo. Từ đó, thúc đẩy phát triển nghiên cứu trí tuệ nhân tạo thông qua mạng lưới này.

Triển khai Đề án Đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo. Trong đó, đưa nội dung về trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy thí điểm tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Đồng thời, triển khai dự án Xây dựng hệ thống trường học thông minh cho trường THPT nhằm thí điểm bổ sung phòng STEM (không gian sáng chế Makerspaces).

Theo kế hoạch này, UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030”.

Bên cạnh đó, chịu trách nhiệm theo dõi đối với từng đề án, dự án. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố theo định kỳ và đột xuất; kịp thời báo cáo và đề xuất UBND thành phố xem xét, điều chỉnh, bổ sung các đề án, dự án thuộc chương trình trí tuệ nhân tạo.

Ngoài ra, thúc đẩy các sở - ngành tại Thành phố đề xuất các bài toán cụ thể để áp dụng trí tuệ nhân tạo vào chương trình chuyển đổi số thành phố nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành và phục vụ người dân.

Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.