Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

TP. Long Khánh (Đồng Nai): Gìn giữ các lễ hội truyền thống

Đinh Hiển - 16:07, 24/10/2020

Những năm qua, TP. Long Khánh (Đồng Nai) luôn xác định xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và tăng cường công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các DTTS là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội tại địa phương.

Lễ hội Sayangva (mừng lúa mới) của đồng bào Chơ Ro tại TP. Long Khánh
Lễ hội Sayangva (mừng lúa mới) của đồng bào Chơ Ro tại TP. Long Khánh

Hiện nay, trên địa bàn TP. Long Khánh, những lễ hội truyền thống, những trò chơi dân gian, phong tục, nếp sống đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc… đã từng bước được chính quyền, các ngành chức năng phối hợp với đồng bào, phục hồi, gìn giữ và phát triển. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đồng bào DTTS bảo vệ và phát triển văn hóa đã tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi cho công tác giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Ông Đặng Thanh Hiếu, Trưởng Phòng Dân tộc, TP. Long Khánh chia sẻ: Những năm gần đây, hầu hết những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn TP. Long Khánh đã được khôi phục. Điển hình như: Lễ hội SaYangva (mừng lúa mới), Sayangbri (cúng thần Rừng) của dân tộc Chơ Ro; Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa; Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Đolta, Ooc Om Bok... của dân tộc Khmer.

Nhằm khôi phục, nhân rộng loại hình nhạc cụ dân gian cồng chiêng cho thế hệ trẻ đồng bào dân tộc Chơ Ro, vừa qua TP. Long Khánh đã dành nhiều kinh phí trang bị cồng chiêng, trang phục và dạy cho thanh niên dân tộc Chơ Ro học đánh cồng chiêng. Theo đó, Thành phố đã tổ chức được 4 lớp dạy đánh cồng chiêng, thành lập 4 đội đánh cồng chiêng trong đồng bào dân tộc Chơ Ro tại các xã: Bảo Quang, Bàu Trâm, Hàng Gòn, phường Bảo Vinh nhằm phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của đồng bào.

Bên cạnh đó, Thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, phường chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp, lấy ý kiến của các già làng, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Chơ Ro về những kinh nghiệm, sáng kiến trong việc tổ chức các lễ hội của dân tộc để các lễ hội được diễn ra theo đúng với truyền thống văn hóa của đồng bào DTTS.

Lễ hội Tả Tài Phán (Vạn nhân duyên) của đồng bào người Hoa tại TP. Long Khánh
Lễ hội Tả Tài Phán (Vạn nhân duyên) của đồng bào người Hoa tại TP. Long Khánh

Đối với đồng bào dân tộc Chơ Ro, Lễ hội Sayangva (mừng lúa mới), Sayangbri (cúng thần Rừng) là những lễ hội quan trọng nhất. Đây là dịp để đồng bào dân tộc Chơ Ro sinh sống trên địa bàn Thành phố giao lưu văn hóa với các dân tộc khác. Trong lễ hội, các trò chơi dân gian của dân tộc Chơ Ro đều được tổ chức như bắn nỏ, đẩy gậy, làm bánh óng, bánh dày… Những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang đậm nét văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần vui chơi, giải trí, vừa góp phần tạo động lực khơi dậy lòng tự hào của đồng bào dân tộc Chơ Ro.

“Những nghi thức thực hành trong các lễ hội đều được đồng bào Chơ Ro trực tiếp đảm trách, đã tạo được không khí thiêng liêng vốn có của lễ hội. Chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện, hỗ trợ về vật chất, các phương tiện để đồng bào tổ chức lễ hội một cách thuận lợi và tốt nhất”, ông Hiếu cho biết.

Tương tự, đối với đồng bào Khmer, theo tập quán chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của Phật tử. Trong năm, người Khmer có 4 lễ lớn: Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Đolta (Lễ Báo hiếu); Ooc Om Bok (Lễ cúng Trăng), Lễ Kathina (Lễ Dâng y), các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer được duy trì tổ chức thường xuyên và long trọng. Đặc biệt là Tết Chôl Thnăm Thmây - Tết cổ truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer được tổ chức trang trọng trong 3 ngày.

Việc chính quyền địa phương, các ngành chức năng TP. Long Khánh chung tay cùng với đồng bào các DTTS, quan tâm khôi phục lại các lễ hội từng bị mai một, đã góp phần tạo niềm tin của đồng bào đối với Đảng và chính quyền nơi đây. Đặc biệt, thông qua các lễ hội còn giúp cho địa phương quảng bá hình ảnh, các sản phẩm đặc trưng của đồng bào DTTS, tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch văn hóa truyền thống của TP. Long Khánh.

Những năm gần đây, hầu hết những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn TP. Long Khánh đã được khôi phục. Điển hình như: Lễ hội SaYangva (mừng lúa mới), Sayangbri (cúng thần Rừng) của dân tộc Chơ Ro; Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa; Tết Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Đolta, Ooc Om Bok... của dân tộc Khmer.”.

Đặng Thanh Hiếu, Trưởng Phòng Dân tộc, TP. Long Khánh

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.