Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Tri thức dân gian của người Chăm trong dựng làng

Inrasara - 11:15, 16/09/2020

Cộng đồng Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận sống trong các làng (palei), mỗi làng có vài họ (gơp), mỗi gơp có một Kut (nghĩa trang tộc họ mẹ bên Chăm Ấn Độ giáo) hay Ghur (nghĩa trang tộc họ mẹ bên Chăm Bàni).

Một căn nhà cổ của người Chăm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Một căn nhà cổ của người Chăm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Cổng làng người Chăm hướng về Nam, phía núi. Tục ngữ Chăm có câu “Núi hướng Nam, sông hướng Bắc”. Đường sá trong palei Chăm khá thoáng đãng. Nhà cửa được bố trí theo liên gia trong dòng họ (gơp); dòng họ này lại chia ra thành chi họ (ciet prauk). Các liên gia được bố trí theo từng dãy nằm song song cách nhau bằng lối rộng và thẳng đủ cho xe bò có thể tránh nhau. Lối này đi sang lối khác bằng các chẹt.

Nhà người Chăm luôn được bao bọc bởi hàng rào, xưa là cây củi hay tre, nay bằng tường thành. Cổng vào nhà người Chăm cũng là hướng Nam. Đi theo lối chính rẽ vào chẹt, nhưng khách chưa thấy cổng ngay mà người Chăm còn mời khách ngoặt thêm 3 - 4 bước nữa mới tới cổng để bước vào nhà. Điểm đặc biệt là đầu rào giữa nhà này với nhà khác không bao giờ thẳng hàng với nhau mà phải chếch khoảng một bước chân.

Khuôn viên nhà Chăm có thể có một hay vài gia đình chung sống. Trong khuôn viên ấy có nhà 5 căn, tùy công dụng của nó mà được bố trí khác nhau. Sang yơ là ngôi nhà được xây dựng đầu tiên, hướng Đông Tây, vừa dùng để ở, vừa dùng cho phong tục tập quán mang tính gia đình. Sang mưyuw dựng song song với sang yơ, cửa lớn mở ra hướng Nam, thông với sang yơ. Sang twai hay sang halơm dùng để tiếp khách và dành cho khách lưu trú. Sang gan (nhà ngang), cửa mở hướng Đông nối với đầu hồi sang yơ. Sang ging (nhà bếp) nằm biệt lập và cách quãng hẳn các nhà kia, có khi nằm khuất sau sang gan.

Ngoài ra, người Chăm còn dựng thêm một gian trống và thoáng ở chỗ thuận tiện trong khuôn viên nhà, để cối xay lúa bên dưới, phía trên là giàn để cất nông cụ và các dụng cụ khác.

Tri thức dân gian về lập làng và dựng nhà của người Chăm là di sản văn hóa đáng quý, cần bảo tồn, phát huy.

Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).