Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Triển khai Chương trình MTQG 1719 tại Lào Cai: Chủ động giải quyết những nội dung theo thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Trọng bảo - 14:47, 06/07/2023

Theo kế hoạch, năm 2023 tỉnh Lào Cai được phân bổ tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) là 1.371.250 triệu đồng. Tuy nhiên, tính đến giữa tháng 6, toàn tỉnh mới giải ngân 150.247 triệu đồng (đạt gần 13% kế hoạch). Nguyên do trong quá trình triển khai Chương trình còn những vướng mắc về cơ chế làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

Tuyến đường giao thông thôn Tả Thền A, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương được đầu tư xây dựng từ Chương trình MTQG 1719
Tuyến đường giao thông thôn Tả Thền A, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai cũng đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, chủ động thực hiện những nội dung theo thẩm quyền, sớm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đến đối tượng và địa bàn được thụ hưởng

Theo kế hoạch, trong tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình MTQG 1719, năm 2023  ở Lào Cai  là 1.371.250 triệu đồng, có 1.067.365 triệu đồng từ vốn Trung ương, 114.843 triệu đồng vốn đối ứng của tỉnh, 31.242 triệu đồng vốn đối ứng của huyện còn lại là nguồn vốn huy động cộng đồng và vốn tín dụng.

Tuy nhiên, theo thông tin của Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, cơ quan Thường trực triển khai Chương trình MTQG 1719, trong quá trình triển khai Chương trình cũng còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân nguồn vốn. Cụ thể, đối với Dự án 1 về “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, thì thực tế hiện nay, rất nhiều địa phương trong tỉnh chưa quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. 

Cùng với đó, thực trạng người dân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc đăng ký quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đã quản lý, sử dụng là khá phổ biến; chính vì vậy nên không có căn cứ để xác định là hộ thiếu đất sản xuất theo quy định… 

Đối với Dự án 2 về “Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết” thì địa phương đang rất “vướng” vì nội dung Thông tư hướng dẫn của các bộ ngành như Thông tư 02/TT-UBDT; Thông tư 15/TT-BTC còn mang tính chung chung, không cụ thể hóa được nội dung hỗ trợ, định mức hỗ trợ, nội dung quy trình thực hiện. Từ đó, dẫn đến khó khăn, lúng túng cho các cấp các ngành ở địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện và phải chờ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể của bộ ngành Trung ương.

Đặc biệt, đối với nguồn vốn sự nghiệp, nhất là vốn hỗ trợ sản xuất hiện việc giải ngân của các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt rất thấp. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu tập trung ở một số vướng mắc đó là: Tại Tiểu dự án 2 (thuộc Dự án 3) về “Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi”, hiện nay vốn dự án được giao theo từng năm, không giao cho cả giai đoạn 2021 - 2025. Do vậy, địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng các dự án sử dụng vốn sự nghiệp thực hiện chương trình, nhất là việc lựa chọn, xác định các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị có thời gian dài. 

Nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn nói trên, Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ ngành liên quan đã tập trung rà soát hoàn thiện cơ chế, chính sách. Qua đó, Ủy ban Dân tộc đã nghiên cứu xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 và đang trình cấp có thẩm quyền. Đặc biệt, mới đây nhất, ngày 24/6/2023 Chính phủ ban hành Nghị định 38/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/4/2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG nhằm khắc phục những vướng mắc cho các địa phương.

Ông Nông Đức Ngọc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết: Tỉnh Lào Cai cũng đã kiến nghị Ủy ban Dân tộc sớm hoàn thiện ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình MTQG 1719. Ban hành bộ tài liệu tập huấn nâng cao năng lực thuộc Tiểu dự án 4, Tự án 5... Cùng với đó, Trung ương có hướng dẫn nội dung hỗ trợ đầu tư có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng chăn nuôi, phát triển sản xuất, thông qua vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi đặc biệt, đối với các hộ DTTS còn nhiều khó khăn theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 và Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Ban hành danh sách thôn được thụ hưởng chính sách đầu tư…”.

Các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 đã và đang được các địa phương của tỉnh Lào Cai khẩn trương triển khai thực hiện (trong ảnh hỗ trợ bồn nước cho hộ nghèo DTTS trên địa bàn huyện Bát Xát)
Nhiều dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 đang được các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện (Trong ảnh: Hỗ trợ bồn nước cho hộ nghèo DTTS trên địa bàn huyện Bát Xát theo nội dung số 04, Dự án 1)

Mới đây, tại cuộc họp đánh giá tiến độ thực hiện, công tác giải ngân vốn đầu tư, vốn sự nghiệp ngân sách trung ương hỗ trợ các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh, ông Trịnh Xuân Trường - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025 đã nhấn mạnh: Cùng với việc kiến nghị các bộ, ngành Trung ương sớm có các hướng dẫn triển khai đối với những vấn đề còn đang vướng mắc, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG các huyện, thị xã, thành phố sớm giải quyết, thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền, không chờ đợi cấp trên. Các cấp, các ngành và địa phương cần hết sức chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện các chương trình MTQG…

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Điều tra viên huyện vùng cao biên giới "băng rừng vượt núi" hoàn thành điều tra thu thập thông tin 53 DTTS

Thanh Hóa: Điều tra viên huyện vùng cao biên giới "băng rừng vượt núi" hoàn thành điều tra thu thập thông tin 53 DTTS

Mường Lát là huyện miền núi biên giới khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hóa, với đặc thù địa hình đồi núi chia cắt và giao thông đi lại khó khăn. Để thực hiện thành công cuộc Điều tra thu thập thông tin kinh tê-xã hội 53 dân tộc thiểu số, diễn ra từ 1/7 đến 15/8, rất nhiều điều tra viên đã không quản ngày đêm "băng rừng, vượt núi" để hoàn thành việc thu thập dữ liệu, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng thông tin thu thập