Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Triển khai hỗ trợ dân tộc rất ít người ở Lào Cai đang gặp khó, vì sao?

Trọng Bảo - 18:00, 04/08/2023

Hiện nay, dân tộc Bố Y sinh sống tại một số xã trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, thuộc nhóm dân tộc rất ít người. Dân tộc Bố Y thuộc diện được hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Tuy nhiên, đến thời điểm này gần 44 tỷ đồng nguồn vốn hỗ trợ cho dân tộc Bố Y năm 2023 chưa thể giải ngân được.

Nậm Chảy là một trong những xã có dân tộc Bố Y sinh sống
Nậm Chảy là một trong những xã có dân tộc Bố Y sinh sống

Trước đây, gia đình anh Thào Diu Lìn, dân tộc Bố Y ở thôn Cốc Ngù, xã Nậm Chảy là một trong những hộ chăn nuôi lợn cho thu nhập cao của xã. Tuy nhiên, hiện nay chuồng trại của gia đình anh Lìn bỏ không vì lợn chết hết do dịch bệnh. Anh Lìn cho biết, gia đình anh nằm trong các hộ được hỗ trợ lợn đen sinh sản của xã Nậm Chảy theo Chương trình MTQG 1719, tuy nhiên, gia đình anh chưa dám nhận lợn về nuôi vì lo dịch bệnh.

“Nuôi lợn sinh sản đòi hỏi thời gian dài mà bây giờ dịch bệnh phức tạp nên bà con không dám nhận lợn giống về nuôi vì sợ rủi ro cũng như lãng phí tiền hỗ trợ của Nhà nước. Bà con mong muốn được hỗ trợ nuôi lợn thương phẩm vì thời gian chăn nuôi ngắn sẽ ít có rủi ro hơn”, anh Lìn chia sẻ.

Dự án hỗ trợ lợn đen sinh sản được xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương lấy ý kiến người dân và lập kế hoạch triển khai từ nguồn vốn hỗ trợ của Dự án 9, Chương trình MTQG 1719. Theo đó, năm 2023, toàn xã sẽ hỗ trợ 62 con lợn giống với tổng kinh phí là 154 triệu đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này dự án chưa thể triển khai được vì bà con Nhân dân không dám nhận con giống về chăn nuôi bởi thời gian qua trên địa bàn xã dịch bệnh trên đàn lợn diễn biến rất phức tạp. 

Không chỉ khó khăn giải ngân nguồn vốn hỗ trợ sản xuất mà nguồn vốn đầu tư từ Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 cũng đang rất “mắc”. Tuyến đường giao thông thôn Sín Chải, xã Nậm Chảy được đưa vào danh mục đầu tư và việc khảo sát cũng đã xong; xã cũng đã tổ chức họp dân nhưng hiện nay cũng chưa thể khởi công. Theo Chủ tịch UBND xã Nậm Chảy - Cư Thọ thì nguyên nhân chính vẫn là các quy định, hướng dẫn của cấp trên chưa rõ ràng nên xã không có căn cứ để thực hiện.

“Ông Thọ nêu ví dụ, như ở thôn Sín Chải có 05 hộ người dân tộc Bố Y đang sinh sống nhưng quy định có bao nhiêu hộ thì thôn được hưởng đầu tư từ nguồn hỗ trợ này thì chưa cụ thể”.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mường Khương dân tộc Bố Y sinh sống ở 06 xã gồm: Nậm Chảy, Thị trấn Mường Khương, Tung Chung Phố, Dìn Chin, Tả Gia Khâu và Lùng Khấu Nhin. Theo phân bổ nguồn vốn từ Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 năm 2023 của huyện là gần 44 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư là gần 32 tỷ, vốn sự nghiệp là hơn 11,5 tỷ đồng. 

Theo ông Nguyễn Hồng Hưng, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, Tổ trưởng tổ giúp việc triển khai 03 Chương trình MTQG của huyện Mường Khương thì, vướng mắc nhất hiện nay trong triển khai Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 đó là Trung ương chưa có quy định cụ thể về thôn được hưởng theo chương trình đầu tư này. Trước đây, huyện xây dựng kế hoạch thì có 13 thôn ở 06 xã với tỷ lệ có 5% số hộ người Bố Y. Tuy nhiên, hiện nay Trung ương chưa quyết định là thôn có bao nhiêu phần trăm hộ đồng bào Bố Y thì được hưởng đầu tư.

“Hiện nay đã hết tháng 7 mà nguồn vốn này chúng tôi chưa thể giải ngân được nên huyện cũng rất lo lắng. Bên cạnh đó, trong quy định của Chương trình MTQG thì thôn, xã đã thụ hưởng đầu tư, hỗ trợ từ chương trình này thì sẽ không được hưởng nguồn hỗ rợ đầu tư từ chương trình khác. Như vậy, bà con dân tộc Bố Y đang rất thiệt thòi vì nguồn hỗ trợ đối với dân tộc rất ít người thì chưa triển khai được, trong khi các chương trình, đầu tư khác thì bà con lại không được hưởng.”, ông Hưng phân tích.

Tuyến đường thôn Sín Chải chưa thể khởi công do thiếu hướng dẫn, quy định cụ thể
Tuyến đường thôn Sín Chải chưa thể khởi công do thiếu hướng dẫn, quy định cụ thể

Với những khó khăn, vướng mắc này huyện Mường Khương đề nghị Trung ương, tỉnh Lào Cai sớm ban hành quyết định, hướng dẫn hoặc phân cấp cụ thể cho địa phương thực hiện để việc giải ngân nguồn vốn đạt tiến độ cũng như hiệu quả. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho dân tộc Bố Y đang sinh sống trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Điều tra viên huyện vùng cao biên giới "băng rừng vượt núi" hoàn thành điều tra thu thập thông tin 53 DTTS

Thanh Hóa: Điều tra viên huyện vùng cao biên giới "băng rừng vượt núi" hoàn thành điều tra thu thập thông tin 53 DTTS

Mường Lát là huyện miền núi biên giới khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hóa, với đặc thù địa hình đồi núi chia cắt và giao thông đi lại khó khăn. Để thực hiện thành công cuộc Điều tra thu thập thông tin kinh tê-xã hội 53 dân tộc thiểu số, diễn ra từ 1/7 đến 15/8, rất nhiều điều tra viên đã không quản ngày đêm "băng rừng, vượt núi" để hoàn thành việc thu thập dữ liệu, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng thông tin thu thập