Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Triển lãm “Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới châu bản triều Nguyễn” sẽ kéo dài đến hết ngày 31/3

Anh Trúc - 10:38, 26/03/2023

UBND huyện Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng) phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I khai mạc triển lãm “Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới châu bản triều Nguyễn” tại nhà trưng bày Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng).

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm

Triển lãm được chia thành 3 phần: Vịnh cảng vùng biển Đà Nẵng - Vị thế giao thương quan trọng thời Nguyễn, hoạt động bảo đảm an ninh vùng biển Đà Nẵng - Quảng Nam thời Nguyễn, thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa thời Nguyễn.

Triển lãm lần đầu tiên công bố gần 100 văn bản lưu hình dấu và bút tích vua phê là những sử liệu tín thực góp phần làm sáng tỏ vai trò, vị thế của vùng biển Đà Nẵng trong lịch sử và nhiều thông tin giá trị tới công chúng.

Bên cạnh những tư liệu về châu bản triều Nguyễn, triển lãm cũng giới thiệu những hình ảnh về một thành phố biển xinh đẹp, về hình ảnh những chiến sĩ hải quân đang ngày đêm giữ vững biển trời và hình ảnh của những ngư dân vùng biển đang nối tiếp truyền thống vươn khơi bám biển với những chuyến dong thuyền, thả lưới, giăng câu nơi biển khơi.

Triển lãm giới thiệu gần 100 văn bản lưu hình dấu và bút tích vua phê
Triển lãm giới thiệu gần 100 văn bản lưu hình dấu và bút tích vua phê

Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ cho hay: Châu bản triều Nguyễn có giá trị quan trọng trên nhiều phương diện. Đối với Đà Nẵng, có rất nhiều Châu bản thể hiện chính sách của triều Nguyễn về đô thị này, đặc biệt đánh giá cao vai trò của Đà Nẵng về kinh tế, thương mại, quân sự và quốc phòng. Đây là những văn bản hành chính được hình thành trong quá trình quản lí nhà nước của vương triều Nguyễn, hội tụ đầy đủ các tiêu chí về tính độc đáo, xác thực, duy nhất và có tầm ảnh hưởng quốc tế. Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu thế giới vào năm 2017.

Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Ngọc Đồng chia sẻ, Đà Nẵng ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nước ta. Giữa thế kỷ XVI, Đà Nẵng chỉ là vị trí tiền cảng trung chuyển hàng hóa nhưng sang thế kỉ XVIII đã dần trở thành thương cảng. Sau khi vua Minh Mạng ban dụ chỉ cho thương thuyền phương Tây vào cửa Hàn buôn bán, Đà Nẵng trở thành thương cảng lớn, cửa ngõ giao thương, ngoại giao với các nước phương Tây và khu vực.

Sau bao phen “biển động,” những ứng xử của tiền nhân với biển vẫn được lưu lại trên những trang sử liệu Châu bản. Triển lãm “Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản Tư liệu Thế giới-Châu bản triều Nguyễn” góp phần tái hiện bức tranh chân thực về truyền thống vươn khơi bám biển của tiền nhân.

Triển lãm diễn ra từ ngày 24/3 đến hết ngày 31/3 tại nhà trưng bày Hoàng Sa (đường Hoàng Sa, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng).

Tin cùng chuyên mục
Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.