Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Triển lãm “Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống”

T.Hợp - 22:05, 16/12/2021

Triển lãm "Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống" diễn ra từ ngày 17-24/12/2021 tại Nhà thi đấu Thể dục, Thể thao tỉnh Ninh Bình. Đây là hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Ninh Bình 2021.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Triển lãm "Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống" nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị của di sản văn hóa, các di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam; khẳng định tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch, tạo động lực thu hút mạnh mẽ các nguồn lực phát triển du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm cũng giới thiệu các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống, tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của các nghệ nhân; là dịp để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; quảng bá về tiềm năng du lịch làng nghề, mở rộng mối quan hệ giữa các làng nghề, giữa người sản xuất với du khách.

Triển lãm sẽ trưng bày 350 bức ảnh đẹp về di sản Việt Nam được UNESCO vinh danh, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, di sản tư liệu như: Khu di tích Chăm Mỹ Sơn, Quần thể danh thắng Tràng An, Nhã nhạc-Âm nhạc Cung đình Việt Nam, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Mộc bản triều Nguyễn, Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc; Châu bản triều Nguyễn, Mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm, những hình ảnh về lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, sinh hoạt văn hóa đặc trưng các vùng miền trên cả nước; 70 bức ảnh chủ đề Di sản quanh ta với hình ảnh ruộng bậc thang Tây Bắc, trang phục truyền thống, nghệ nhân dân gian, làng nghề…

Triển lãm cũng giới thiệu 200 sản phẩm tiêu biểu của các làng nghề truyền thống như: Gốm Phù Điêu, chạm bạc Định Công, lụa Vạn Phúc, thêu truyền thống Đông Cứu Thường Tín, mây tre đan Phú Vinh, gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, gốm sứ Bát Tràng, Nón làng Chuông, gốm Chu Đậu-Hải Dương, cạm bạc Đồng Xâm-Thái Bình, hoa giấy Thanh Tiên; giới thiệu văn hóa, con người, lịch sử, làng nghề các tỉnh, thành phố: Ninh Bình, Phú Thọ, Hải Phòng, Lạng Sơn, Gia Lai, Bạc Liêu, Thanh Hoá… tại khu trưng bày không gian “Sắc màu Di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống”.

Các chương trình giao lưu, văn hóa nghệ thuật diễn ra hằng ngày trong thời gian diễn ra Triển lãm, giới thiệu nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như: xẩm, ca trù, hát chầu văn, quan họ, hát Then, hát Xoan, diễn trò Xuân Phả, múa Poôn Poông, hát bài chòi, đờn ca tài tử, cồng chiêng Tây Nguyên, biểu diễn nhạc cụ dân tộc…

Triển lãm “Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống” diễn ra với hình thức trực tiếp từ 17- 24/12 tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Ninh Bình. Triển lãm online từ ngày 20/12 đến ngày 28/2/2022 trên website http://trienlamvhnt.vn và http://vhtt.ninhbinh.gov.vn.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.