Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Triển lãm tranh của họa sĩ Xu Man

Xuân Toản - 16:41, 31/08/2023

Chào mừng Kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh tổ chức Triển lãm “Tranh của họa sĩ Xu Man”.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm "Tranh của họa sĩ Xu Man"
Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm "Tranh của họa sĩ Xu Man"

Với hơn 70 tài liệu, hình ảnh và hiện vật, Triển lãm nhằm giới thiệu một cách khái quát đến công chúng về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của cố họa sĩ tài danh – Xu Man.

Phát biểu tại, ông Lê Thanh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai cho biết: Triển lãm “Tranh của họa sĩ Xu Man” với mong muốn giới thiệu đến công chúng một tấm gương lao động cần mẫn, những cống hiến to lớn của cố họa sĩ Xu Man đối với mỹ thuật Gia Lai, Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung. Những tác phẩm của cố họa sĩ Xu Man không những mang giá trị về mỹ thuật mà còn chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa của con người và vùng đất Tây Nguyên đại ngàn.

Chân dung cố họa sĩ Xu Man Ảnh: Trần Phong
Chân dung cố họa sĩ Xu Man Ảnh: Trần Phong

Họa sĩ Xu Man (1925-2007), dân tộc Ba Na sống tại làng Bông, xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Ông còn có nhiều tên gọi khác như: Siu Yơng, Siu Dơng, Siêu Dong, Xu Dơn.

Năm 1954, trong biên chế Trung đoàn 120, ông tập kết ra Bắc. Ở miền Bắc, ông vừa học văn hóa vừa theo học hội họa tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1955, họa sĩ Xu Man được bầu vào Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa I (1955-1982). Cũng trong năm 1955, ông vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 2/1962, Xu Man được gặp Hồ Chủ tịch trong một cuộc triển lãm nghệ thuật tại Hà Nội. Năm 1963, ông xung phong trở về quê hương hoạt động cách mạng, vừa trực tiếp cầm súng chiến đấu, vừa vẽ tranh nghệ thuật lẫn tranh tuyên truyền cổ động phục vụ nhân dân, bộ đội.

Tác phẩm điêu khắc chân dung họa sĩ Xu Man của nhà điêu khắc Nguyễn Vinh trưng bày tại Triển lãm Ảnh: Xuân Toản
Tác phẩm điêu khắc chân dung họa sĩ Xu Man của nhà điêu khắc Nguyễn Vinh trưng bày tại Triển lãm Ảnh: Xuân Toản

Năm 1974, họa sĩ Xu Man trở lại miền Bắc chữa bệnh và tiếp tục chương trình học mỹ thuật. Năm 1977, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, ông vào nhận công tác tại Ty Văn hóa Thông tin Gia Lai - Kon Tum. Cuối năm 1983, ông nghỉ hưu, trở về quê nhà sinh sống nhưng vẫn sinh hoạt ở Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Ông qua đời năm 2007 do tuổi cao sức yếu.

Họa sĩ Xu Man có nhiều đóng góp cho nền mỹ thuật Việt Nam, ông được ví như "cánh chim đầu đàn" về mỹ thuật của đại ngàn Tây Nguyên. Ông đã vẽ hàng ngàn bức tranh, được trưng bày, lưu giữ tại nhiều nơi trong cả nước.

Năm 2000, lần đầu tiên họa sĩ Xu Man được sự tài trợ của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, tổ chức Quỹ Đan Mạch - Việt Nam Phát triển Văn hóa tổ chức triển lãm cá nhân tại TP. Hồ Chí Minh.

Khách tham quan Triển lãm Ảnh: Xuân Toản
Khách tham quan Triển lãm Ảnh: Xuân Toản

Ngoài chủ đề Bác Hồ, Bác Hồ với Tây Nguyên luôn thường trực, tranh của hoạ sĩ Xu Man còn đề cập đến các đề tài lao động, sản xuất, tình quân dân và sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Tây Nguyên. Dù ở chủ đề hay chất liệu nào, tranh của ông đều thể hiện lối tạo hình hồn nhiên, giàu nhịp điệu, bố cục rộng với nhiều chi tiết cả về kiến trúc và hoa văn trang trí với những đường nét và gam màu mạnh mẽ đậm "chất Tây Nguyên".

Năm 2012, họa sĩ Xu Man được truy tặng giải thưởng Nhà nước cho các tác phẩm: Bác Hồ với tình yêu Tây Nguyên, Bác Hồ với Tây Nguyên (sơn dầu); Ngày hội trên Tây Nguyên, Bình minh trên núi rừng Tây Nguyên (sơn mài).

(Tin CTV) Triển lãm tranh của họa sĩ Xu Man 4

Với triển lãm lãm “Tranh của họa sĩ Xu Man”, Ban Tổ chức hy vọng sẽ đem đến cho công chúng một góc nhìn tổng thể về cuộc đời, sự nghiệp của họa sĩ Xua Man, từ đó khơi dậy niềm tự hào của con người và vùng đất Tây Nguyên nói chung, cả nước nói riêng và để công chúng luôn có ý thức trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.

Triển lãm mở cửa từ ngày 31/8 đến hết ngày 30/9/2023 tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai, số 21 đường Trần Hưng Đạo, phường Tây Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024" sẽ được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang

Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024" sẽ được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang

Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu, Chương trình “Giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu năm 2024 sẽ được tổ chức ngày 2 - 3/11, tại tỉnh Tuyên Quang, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu người Sán Dìu đến từ các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang và Quảng Ninh.