Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Photo

Trồng bông, dệt vải - nét đẹp văn hóa của đồng bào La Chí

Vũ Mừng - 6 giờ trước

Bao đời nay, nghề trồng bông, dệt vải đã trở thành nét đẹp trong đời sống của người La Chí, xã Bản Phùng, tỉnh Hà Giang. Từ những dụng cụ thô sơ, thông qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ La Chí đã tạo ra những sản phẩm dệt với hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống.

Xã Bản Phùng nằm cách huyện lỵ Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang gần 30km. Đây là địa bàn sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc La Chí. Hiện nay toàn xã có hơn 500 hộ với gần 3.000 nhân khẩu trong đó đồng bào dân tộc La Chí chiếm trên 98% dân số. Xã Bản Phùng không chỉ đẹp bởi thiên nhiên hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang trải dài quanh sườn núi, những ngôi nhà sàn nằm xen lẫn ruộng bậc thang mà còn hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa truyền thống độc đáo được cộng đồng ở đây bảo tồn, gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Người La Chí là một trong những dân tộc có truyền thống tự làm trang phục từ khâu trồng bông, dệt vải cho đến may, thêu. Trang phục của người La Chí giản dị, nhưng mang bên trong đó cả một kho tàng văn hóa, tri thức dân gian.
Người La Chí là một trong những dân tộc có truyền thống tự làm trang phục từ khâu trồng bông, dệt vải cho đến may, thêu. Trang phục của người La Chí giản dị, nhưng ẩn chứa nền văn hóa, tri thức dân gian
Từ tháng 1, tháng 2, người La Chí đã trồng bông, đến tháng 8, tháng 9 thì bắt đầu vào mùa bật bông dệt vải. Bông khi thu hái vẫn còn chứa hạt, sau khi tách hạt sẽ được bật cho tơi ra, rồi cuộn lại thành từng thỏi nhỏ.
Từ tháng 1, tháng 2, người La Chí đã trồng bông, đến tháng 8, tháng 9 thì bắt đầu vào mùa bật bông dệt vải. Bông khi thu hái vẫn còn chứa hạt, sau khi tách hạt sẽ được bật cho tơi ra, rồi cuộn lại thành từng thỏi nhỏ
Công đoạn kéo sợi là khó nhất và đòi hỏi sự khéo léo, mềm mại của người phụ nữ. Phải dùng xa kéo thật đều và uyển chuyển để làm sao sợi chỉ dài, không đứt đoạn, đều nhau, sau đó cuộn thành từng cuộn sợi, đem đi luộc, phơi rồi mới dệt thành vải. Xa kéo sợi gồm guồng se sợi và quay tơ.
Công đoạn kéo sợi là khó nhất và đòi hỏi sự khéo léo, mềm mại của người phụ nữ. Phải dùng xa kéo thật đều và uyển chuyển để làm sao sợi chỉ dài, không đứt đoạn, đều nhau, sau đó cuộn thành từng cuộn sợi, đem đi luộc, phơi rồi mới dệt thành vải. Xa kéo sợi gồm guồng se sợi và quay tơ
Sợi sau khi se xong quấn thành những guồng nhỏ.
Sợi sau khi se xong quấn thành những guồng nhỏ
Từ những sợi chỉ mỏng manh, người phụ nữ tiếp tục dệt để có được một tấm vải thô ưng ý. Khi dệt vải, chân và tay phải phối hợp nhịp nhàng để không bị rối sợi.
Từ những sợi chỉ mỏng manh, người phụ nữ tiếp tục dệt để có được một tấm vải thô ưng ý. Khi dệt vải, chân và tay phải phối hợp nhịp nhàng để không bị rối sợi
Công đoạn dệt vải chiếm rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự khéo léo cao. Những người thạo nghề có thể dệt được khoảng 7 - 8 mét vải mỗi ngày. Hiện nay, vải chưa nhuộm chàm có giá khoảng 80 nghìn đồng/mét, còn loại đã nhuộm chàm được bán với giá 120 nghìn đồng/mét.
Công đoạn dệt vải chiếm rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự khéo léo cao. Những người thạo nghề có thể dệt được khoảng 7 - 8 mét vải mỗi ngày. Hiện nay, vải chưa nhuộm chàm có giá khoảng 80 nghìn đồng/mét, còn loại đã nhuộm chàm được bán với giá 120 nghìn đồng/mét
Trang phục người La Chí màu chàm là màu chủ đạo. Để vải lên đúng màu, người phụ nữ phải nhuộm rồi phơi khô ít nhất 5 lần. Người La Chí quan niệm, trang phục làm từ vải bông tự dệt và tự nhuộm màu chàm mới cho thấy được vẻ đẹp và sự khéo léo của người phụ nữ La Chí.
Trang phục người La Chí màu chàm là màu chủ đạo. Để vải lên đúng màu, người phụ nữ phải nhuộm rồi phơi khô ít nhất 5 lần. Người La Chí quan niệm, trang phục làm từ vải bông tự dệt và tự nhuộm màu chàm mới cho thấy được vẻ đẹp và sự khéo léo của người phụ nữ La Chí
Phụ nữ La Chí mặc áo dài tứ thân xẻ giữa, trên yếm và cổ áo được thêu hoa văn tạo nên sự mềm mại trong trang phục của phái nữ, có dây thắt lưng, yếm, đội khăn dài, váy, quấn xà cạp. Họ làm đẹp bằng những trang sức nhỏ như hoa tai, vòng tay và ưa dùng khăn đội đầu dài gần 3 mét.
Phụ nữ La Chí mặc áo dài tứ thân xẻ giữa, trên yếm và cổ áo được thêu hoa văn tạo nên sự mềm mại trong trang phục của phái nữ, có dây thắt lưng, yếm, đội khăn dài, váy, quấn xà cạp. Họ làm đẹp bằng những trang sức nhỏ như hoa tai, vòng tay và ưa dùng khăn đội đầu dài gần 3 mét
Trên các sản phẩm dệt của người La Chí có rất nhiều mẫu hoa văn đẹp, thể hiện sự sáng tạo, tinh tế trên từng đường kim, mũi chỉ, phổ biến nhất là hoa văn thêu chỉ và hoa văn ghép vải. Các mẫu hoa văn hình tam giác, hình chấm tròn, hình quả trám kết hợp với các đường viền.
Trên các sản phẩm dệt của người La Chí có rất nhiều mẫu hoa văn đẹp, thể hiện sự sáng tạo, tinh tế trên từng đường kim, mũi chỉ, phổ biến nhất là hoa văn thêu chỉ và hoa văn ghép vải. Các mẫu hoa văn hình tam giác, hình chấm tròn, hình quả trám kết hợp với các đường viền
Chị Vương Thị Lan - Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Bản Phùng cho biết để giữ gìn nét văn hóa của dân tộc mình những năm gần đây Hội liên hiệp phụ nữ xã đã phối hợp với các đơn vị trường học mở lớp dệt thổ cẩm dân tộc cho các em học sinh vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa trong tuần, khuyến khích hội viên truyền nghề dệt vải, thêu, cắt, may trang phục cho thế hệ trẻ, hướng tới đưa các sản phẩm thêu may, trang phục truyền thống trở thành hàng hóa, hình thành Câu lạc bộ nghề dệt thổ cẩm... Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần, khích lệ người dân thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển du lịch, mở ra những cơ hội phát triển mới cho địa phương.
Chị Vương Thị Lan, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Phùng cho biết: Để giữ gìn nét văn hóa của dân tộc mình, những năm gần đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã phối hợp với các đơn vị trường học mở lớp dệt thổ cẩm dân tộc cho các em học sinh vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa trong tuần, khuyến khích hội viên truyền nghề dệt vải, thêu, cắt, may trang phục cho thế hệ trẻ, hướng tới đưa các sản phẩm thêu may, trang phục truyền thống trở thành hàng hóa, hình thành Câu lạc bộ nghề dệt thổ cẩm... Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần, khích lệ người dân thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển du lịch, mở ra những cơ hội phát triển mới cho địa phương