Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Truyền thông chính sách cần được coi trọng và đặt đúng tầm nhiệm vụ

Băng Ngân - Trương Vui - 10:35, 05/11/2023

Chính sách là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Do đó, truyền thông chính sách được coi là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Để làm cho người dân hiểu được những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, công tác truyền thông chính sách cần được coi trọng và đặt đúng tầm nhiệm vụ.

Truyền thông chính sách được coi là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp
Truyền thông chính sách được coi là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp

Công tác truyền thông chính sách ngày càng được chú trọng

Truyền thông chính sách là một trong những chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Hoạt động này không những nhằm đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của người dân trong tham gia xây dựng pháp luật theo nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", mà có ý nghĩa hết sức quan trọng để củng cố, xây dựng niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thời gian, công tác truyền thông các chủ trương, đường lối, chính sách luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng, với phương châm truyền thông phải đi trước để thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.

Cụ thể, ngày 21/3 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường truyền thông chính sách. Trong đó nêu rõ, truyền thông chính sách là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, là phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách.

Trước đó, ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”.

Đặc biệt, mới đây nhất, ngày 23/6/2023, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 752/QĐ-TTg về việc đặt hàng cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2023-2025. Theo đó, nội dung thông tin tuyên truyền trên các ấn phẩm sẽ tập trung vào việc tiếp tục tuyên truyền các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Từ đó định hướng thông tin, phản bác những luận điệu sai trái, phản động của các thế lực thù địch, cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, lợi dụng khó khăn của đồng bào DTTS để kích động, chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc; Tuyên truyền, vận động đồng bào tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; Tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế…

Nhờ những chủ trương cụ thể đó, thời gian gần đây, công tác truyền thông chính sách ngày càng được triển khai tích cực, thường xuyên, chủ động, kịp thời, bám sát thực tế từng vùng miền, góp phần đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống và đưa cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách, trở thành một phần không thể thiếu trong truyền thông Nhà nước nói chung và truyền thông Chính phủ nói riêng. 

Diễn đàn Tổng biên tập với chủ đề "Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí" diễn ra mới đây, đã gợi mở nhiều vấn đề để hướng tới hiệu quả của công tác truyền thông chính sách
Diễn đàn Tổng biên tập với chủ đề "Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí" diễn ra mới đây, đã gợi mở nhiều vấn đề để hướng tới hiệu quả của công tác truyền thông chính sách

Theo nhà báo Nguyễn Đức Lợi, có một thực tế là cho tới nay, công tác truyền thông chính sách vẫn còn nhiều bất cập. Một số địa phương, bộ, ban, ngành còn xem nhẹ công tác truyền thông chính sách, thiếu kế hoạch, thiếu chủ động, thiếu chuyên nghiệp trong cung cấp thông tin. Hệ quả là thời gian qua, đã để xảy ra không ít sự cố, khủng hoảng truyền thông trên một số lĩnh vực, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Để báo chí là kênh thông tin chủ lực

Để đẩy mạnh hiệu quả truyền thông chính sách trong giai đoạn hiện nay, báo chí chính thống được xem là lực lượng chủ công, là cánh tay nối dài, hỗ trợ truyền thông chủ trương chính sách, đưa thông tin từ Đảng, Nhà nước và cơ quan bộ, ngành, các địa phương đến với người dân.

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông nhìn nhận, để có chính sách phù hợp với thực tiễn và khả thi, thì quá trình xây dựng chính sách từ ý tưởng, hình thành chính sách, lấy ý kiến, ban hành chính sách và đánh giá hiệu quả chính sách đều rất cần sự vào cuộc của báo chí. Ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, của các chuyên gia, các nhà khoa học, thông qua diễn đàn báo chí là tiếng nói xây dựng, phản biện, giám sát, có vai trò quan trọng.

Qua đó, các cơ quan xây dựng chính sách có được nhiều chiều thông tin hữu ích, cả trong khâu xây dựng, thực thi và hoàn thiện chính sách.

Phát huy vai trò là kênh thông tin chủ lực trong truyền thông chính sách của báo chí
Phát huy vai trò là kênh thông tin chủ lực trong truyền thông chính sách của báo chí

Chẳng hạn, vừa qua, đã có hàng ngàn ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được báo chí phản ánh. Hay việc truyền thông ủng hộ lực lượng chức năng quyết liệt trong việc xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông uống bia, rượu…

Tuy nhiên, để có thể phát huy vai trò là kênh thông tin chủ lực, nòng cốt thực hiện truyền thông  chính sách, pháp luật đến với xã hội, người dân, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó, các cơ quan ban hành chính sách cần chủ động kết nối, phát triển mạng lưới truyền thông, bố trí kinh phí để tăng cường công tác truyền thông chính sách. Nghiên cứu việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan truyền thông, báo chí làm nhiệm vụ truyền thông chính sách phù hợp với yêu cầu và quy định của pháp luật.

Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị thông tin truyền thông, để phát hiện, dự báo các xu hướng thông tin tích cực và tiêu cực, có lợi và bất lợi cho công tác chỉ đạo điều hành; đa dạng hơn hình thức tổ chức truyền thông, ngoài các hình thức truyền thống như họp báo, hội thảo, tọa đàm… để nâng cao hiệu quả truyền thông.

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị thông tin truyền thông
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị thông tin truyền thông

Song song với đó, báo chí phải tự thân đổi mới. Trong đó, chuyển đổi số là con đường nhanh nhất để báo chí tiếp cận nhiều hơn, gần hơn với công chúng, hướng tới mục tiêu giúp người dân nắm bắt được tầm quan trọng của đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.