Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Từ tháng 9/2022, giảng đường, ký túc xá Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được đưa vào hoạt động

L.Minh - 07:05, 26/08/2022

Ngày 25/8, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 264/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: Đại học Quốc gia Hà Nội cần có tầm nhìn dài hạn và cách làm tốt hơn, hướng tới mục tiêu xây dựng khu đô thị đại học thông minh, hiện đại. (Ảnh: VGP)
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: Đại học Quốc gia Hà Nội cần có tầm nhìn dài hạn và cách làm tốt hơn, hướng tới mục tiêu xây dựng khu đô thị đại học thông minh, hiện đại. (Ảnh: VGP)

Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội cần khẩn trương xây dựng và đưa vào hoạt động các giảng đường, thư viện, ký túc xá, khu thể thao cùng các công trình thiết yếu khác phục vụ việc học tập, sinh hoạt và rèn luyện của sinh viên tại Hòa Lạc từ tháng 9/2022.

Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của Việt Nam và ngày càng được đánh giá cao trong các bảng xếp hạng đại học uy tín quốc tế. Đó là niềm tự hào và cũng là sự thôi thúc Đại học Quốc gia Hà Nội phải làm tốt hơn. Việc chuyển trụ sở làm việc cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội tới Hòa Lạc thể hiện tinh thần nêu gương của Ban Giám đốc và quyết tâm của Đại học Quốc gia Hà Nội. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh, ghi nhận những nỗ lực và biểu dương những kết quả tích cực đạt được của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội cần có tầm nhìn dài hạn và cách làm tốt hơn, hướng tới mục tiêu xây dựng khu đô thị đại học thông minh, hiện đại theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 322/TB-VPCP ngày 3/12/2021 của Văn phòng Chính phủ.

Để thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc (Dự án), trước mắt, Đại học Quốc gia Hà Nội khẩn trương xây dựng và đưa vào hoạt động các giảng đường, thư viện, ký túc xá, khu thể thao cùng các công trình thiết yếu khác phục vụ việc học tập, sinh hoạt và rèn luyện của sinh viên tại Hòa Lạc từ tháng 9/2022.

ĐHQGHN gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất đón sinh viên tới Hòa Lạc học tập vào tháng 9/2022
Đại học Quốc gia Hà Nội gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất đón sinh viên tới Hòa Lạc học tập vào tháng 9/2022

Trong năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội hoàn thành việc phân mốc, xác định ranh giới toàn bộ Dự án; làm việc với ngành Điện lực để có phương án xử lý dứt điểm trạm biến áp 110 KV, bảo đảm cấp điện lưới cho các công trình Dự án; định hướng phát triển các khu ký túc xá, nhà ở cho sinh viên, bảo đảm hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

UBND TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất chủ trì, phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội hoàn thành giải phóng mặt bằng Dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là đối với các hộ dân sinh sống trên các tuyến đường nội bộ.

Về định hướng phát triển trong dài hạn, Đại học Quốc gia Hà Nội cần sớm làm việc với UBND TP. Hà Nội, các bộ, ngành liên quan để bàn về định hướng phát triển khu đô thị Đại học Quốc gia Hà Nội trong mối quan hệ với quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc và Quy hoạch chung Thủ đô...

Đại học Quốc gia Hà Nội chủ động làm việc và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và Tổ Công tác liên ngành xác định, xử lý các khó khăn, vướng mắc và báo cáo Thủ tướng Chính phủ các nội dung vượt thẩm quyền.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.