Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tuyên Quang siết chặt quản lý nuôi động vật hoang dã

Thảo Khánh - 18:53, 25/12/2024

Những năm gần đây, ngành chức năng tỉnh Tuyên Quang đã siết chặt công tác quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã, qua đó góp phần hạn chế tình trạng hợp thức hoá đối với động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên thông qua việc mua bán, vận chuyển, săn bắt trái pháp luật.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang đi kiểm tra tại một hộ nuôi Hươu
Cán bộ Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang đi kiểm tra tại một hộ nuôi Hươu

Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo, tổ chức lực lượng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm về săn bắt, nuôi nhốt động vật hoang dã.

Cùng với đó, đơn vị phối hợp với các ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ, nuôi nhốt động vật hoang dã; hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã thực hiện hồ sơ pháp lý theo quy định; chủ động vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại nhằm ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm từ động vật rừng sang người và các loài vật nuôi khác, không để xuất hiện dịch bệnh trên địa bàn.

Tính đến tháng 12 năm 2024 toàn tỉnh Tuyên Quang có 244 cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục CITES và động vật rừng thông thường, trong đó: 165 cơ sở nuôi/42.323 cá thể nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục CITES gồm có cầy vòi mốc, cầy vòi hương, rắn hổ mang trung quốc, rắn hổ mang một mắt kính, rắn ráo trâu và 79 cơ sở nuôi/5.060 cá thể động vật rừng thông thường gồm Dúi, Nhím, Don... 

Việc gây nuôi đã góp phần bảo vệ và sinh trưởng phát triển các loài nuôi, tạo sinh kế, cải thiện thu nhập cho người dân địa phương và phần nào hạn chế hoạt động tiêu cực đến tài nguyên rừng như khai thác, săn bắt, sử dụng động vật hoang dã từ tự nhiên.

Ông Lý Xuân Bình, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết: Bám sát các chỉ đạo hướng dẫn của Chính phủ như các Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019, cơ quan chức năng đã hướng dẫn và hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục cho các tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loài động vật, thực vật hoang dã đảm bảo thuận tiện, đúng theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, những năm gần đây, ở một số địa phương trong tỉnh xuất hiện những mô hình phát triển kinh tế từ chăn nuôi động vật hoang dã, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, lực lượng Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp nói chung, đặc biệt là trong việc quản lý động vật hoang dã.

Riêng năm 2024, Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 06 vụ liên quan đến động vật rừng (trong đó: 04 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật (tang vật là động vật rừng) và 02 vụ Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản (nuôi, trồng động vật rừng).

Hộ gia đình ông Hoàng Văn Tuấn nuôi rắn hổ mang thường, tổ dân phố Ngòi Nẻ, thị trấn Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Hộ gia đình ông Hoàng Văn Tuấn, tổ dân phố Ngòi Nẻ, thị trấn Na Hang, tỉnh Tuyên Quang nuôi rắn hổ mang thường

Cũng theo ông Lý Xuân Bình cùng với việc tăng cường kiểm tra, ngăn chặn hoạt động săn bắt động vật hoang dã, thời gian qua, đơn vị cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định của Nhà nước về chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn. 

Chi Cục kiểm Lâm còn phối hợp với ngành nông nghiệp tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi động vật hoang dã thực hiện hồ sơ pháp lý theo quy định của Nhà nước; đồng thời, hỗ trợ các hộ về quy trình, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo vệ sinh môi trường chăn nuôi nhằm hạn chế dịch.

Tiêu biểu như hộ ông Nguyễn Đình Sơn, thôn An Thịnh, xã Tân An, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang là một trong những gia đình phát triển kinh tế từ chăn nuôi động vật hoang dã. Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Đình Sơn cho biết: Hiện gia đình tôi đang nuôi 120 con Cày Hương, Cày vòi  Mốc và 60 con Dúi Má đào. 

Quá trình chăm sóc con vật không mất nhiều thời gian lại đem lại giá trị cao, hiện gia đình đang nuôi để nhân giống và bán thương phẩm với giá bán 1,5 triệu đồng – 1,6 triệu đồng/kg Cày Hương, Cày vòi Mốc, còn đối với Dúi Má Đào có giá khoảng 800 nghìn/kg. Thông qua việc nuôi Cày Hương, Cày vòi Mốc  và Dúi Má Đào đã cho gia đình ông Sơn thu nhập bình quân khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Cũng theo ông Sơn, khi được lực lượng chức năng tuyên truyền các quy định của Nhà nước về quản lý chăn nuôi động vật hoang dã, gia đình ông đã chấp hành nghiêm túc việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý theo quy định. 

Bên cạnh đó, gia đình ông cũng thường xuyên báo cho cơ quan chức năng biết số lượng Cày Hương, Cày vòi Mốc tăng hay giảm, khi xuất bán đều có giấy xác nhận về nguồn gốc động vật của Hạt Kiểm lâm huyện.

Tương tự, gia đình ông Vũ Đình Sơn, gia đình ông Nguyễn Hoàng Tú, thôn Cây Thị, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dưỡng tỉnh Tuyên Quang đang thuần dưỡng, nhân giống 200 con Cày Hương, Cày vòi Mốcvà 20 con Dúi Má Đào. Ông Tú chia sẻ: “Gia đình tôi đã nuôi Cày Hương, Cày vòi Mốc sinh sản được vài năm nay để bán con giống và thương phẩm.

Theo ông Sơn đây là loài động vật quý, có giá trị kinh tế cao nên các cơ quan nhà nước quản lý rất chặt. Hiện nay, giá bán trung bình của Cày Hương, Cày vòi Mốc là khoảng 2 triệu 200 nghìn – 2 triệu 300 nghìn/kg, và giá con giống khoảng 18 – 20 triệu đồng/kg.

Do là động vật quý hiếm nên Hạt Kiểm lâm huyện và chính quyền địa phương thường xuyên kiểm tra và đã hướng dẫn gia đình hoàn thành các thủ tục hồ sơ theo quy định. Gia đình cũng thường xuyên báo cáo cơ quan chức năng về tình hình sinh trưởng, phát triển của động vật hoang dã, định kỳ vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng nhằm hạn chế dịch bệnh.