Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Ủy ban Dân tộc: Nắm bắt tình hình thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc tại Bình Định

PV - 09:11, 13/06/2018

Sáng 12/6, tại TP. Quy Nhơn, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định về tình hình thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc theo Quyết định số 449 của Thủ tướng Chính phủ.

baodantoc-tt-pcn-le-son-hai-phat-bieu Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải phát biểu buổi làm việc.

 

Tại buổi làm việc, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã thông tin tới Đoàn công tác một số nét đặc thù và công tác dân tộc ở địa phương. Theo đó, Bình Định là một trong những tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên 6.025km2. Toàn tỉnh có 9 huyện, 01 thị xã, 01 thành phố, có 159 xã, phường, thị trấn, dân số: 1.684.616 người. Thụ hưởng Chương trình 135 năm 2018 có 31 xã đặc biệt khó khăn, 29 thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II, 03 huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Đồng bào DTTS sinh sống ở 33 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, diện tích tự nhiên chiếm 48,4% so với diện tích tự nhiên của tỉnh. Toàn tỉnh có 31 DTTS, với khoảng 10.621 hộ, 39.073 nhân khẩu (chiếm khoảng 2,32% dân số toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là dân tộc Chăm, Ba Na, H’rê). Tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS (so với số hộ đồng bào DTTS) đến cuối năm 2017 khoảng 69,84%.

Thực hiện Quyết định số 449 ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020 và Quyết định số 2356 ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020, UBND tỉnh Bình Định có Quyết định số 3593 ngày 29/10/2014 ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Giai đoạn 2013-2017 có 40 danh mục đề án, dự án, chính sách được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt để thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020, với những kết quả đạt được theo mục tiêu đề ra. Cụ thể: đến cuối năm 2017 trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 99% (chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 95%); đường trục thôn xóm được cứng hóa đạt tiêu chuẩn 88% (mục tiêu đến năm 2020 đạt 70%); cấp thẻ BHYT cho đồng bào DTTS đạt 100%; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 4%/năm (mục tiêu đến năm 2020: 4-5%/năm).

Toàn cảnh buổi làm việc Toàn cảnh buổi làm việc

 

Một số mục tiêu, chỉ tiêu cuối năm 2017 chưa đạt là: đảm bảo có số trường học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học sinh: 80% (chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 100%); số sinh viên DTTS/dân số: 82/10.000 (chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 300/10.000); các thôn, làng có Internet: 52% (chỉ tiêu đến năm 2020 đạt 100%).

Tại buổi làm việc, đại biểu đại diện các sở, ban, ngành, lãnh đạo UBND các huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Tây Sơn đã trao đổi, cùng chia sẻ thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, đề xuất một số vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020 tại địa phương.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Sơn Hải đánh giá cao những kết quả trong 05 năm thực hiện Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020 của tỉnh Bình Định. Trong đó, có nhiều chính sách mang tính sáng tạo, kinh nghiệm hay phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội từng địa phương. Với những khó khăn về điều kiện nguồn vốn thực hiện chính sách; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS còn cao, Ủy ban Dân tộc chia sẻ ghi nhận và sẽ đồng hành với tỉnh Bình Định cùng tháo gỡ những khó khăn về hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện các đề án, dự án, chính sách đã được ban hành để đạt được các mục tiêu đề ra.

Phát biểu với Đoàn công tác, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch tỉnh khẳng định, UBND tỉnh Bình Định cam kết với Chính phủ thực hiện đạt mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đặt ra trong Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020 và Quyết định 449 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó chú trọng đặc biệt về giao thông, giáo dục, nông nghiệp phát triển nông thôn, y tế, xóa đói giảm nghèo…

LÊ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang

Cuộc sống mới ở Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang

Sau hơn 15 năm triển khai Dự án ổn định dân di cư tự phát vùng Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, đồng bào các dân tộc phía Bắc được bố trí nơi ở, đất sản xuất. Đến nay, đời sống của đồng bào đã ổn định và từng ngày khởi sắc…