Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội: Cách làm sáng tạo, ưu việt

Mai Hương - 16:17, 30/10/2020

Thời gian qua, việc ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thông qua các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) như Hội Nông dân (HND), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN), Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên… chiếm tới 98,8% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng CSXH, khẳng định rõ nét vai trò, hiệu quả của các tổ chức CT-XH trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững.

Ủy thác thông qua các tổ chức CT-XH đang là phương thức ưu việt của Ngân hàng CSXH
Ủy thác thông qua các tổ chức CT-XH đang là phương thức ưu việt của Ngân hàng CSXH

Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2015 - 2020 vừa diễn ra tại Hà Nội, hơn 5 năm qua, dư nợ nhận ủy thác của HND Việt Nam liên tục tăng, từ 42.623 tỷ đồng cuối năm 2014 lên 67.442 tỷ đồng vào ngày 31/8/2020, tăng 24.819 tỷ đồng (+58,23%), chiếm 30,58% tổng dư nợ Ngân hàng CSXH ủy thác cho các tổ chức CT-XH.

Xác định tín dụng chính sách là chính sách quan trọng, là cơ hội vươn lên làm giàu cho người nghèo, ở mỗi cấp, HND Việt Nam đã phân công lãnh đạo trực tiếp phụ trách và bố trí cán bộ, bộ phận chuyên trách theo dõi, tổ chức thực hiện. Cơ chế ủy thác cho vay được các cấp HND Việt Nam và Ngân hàng CSXH thường xuyên điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ.

Với Hội LHPH Việt Nam, việc triển khai hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế; ứng phó với thiên tai, dịch bệnh. Trong 5 năm qua, Hội luôn là tổ chức có dư nợ cao nhất trong các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, đến ngày 31/8/2020 đạt trên 85.360 tỷ đồng, tăng hơn 33.800 tỷ đồng so với năm 2014. Tỷ lệ nợ quá hạn là 0,21% (giảm 0,13% so với ngày 31/12/2014).

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH, Ngân hàng CSXH và 4 tổ chức CT-XH thực hiện có hiệu quả phương thức ủy thác, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Từ đó, tạo bước chuyển đột phá cho hoạt động tín dụng chính sách trong giai đoạn 2015 - 2020.

“Phương thức ủy thác và mô hình tổ tiết kiệm và vay vốn là một kênh dẫn vốn hiệu quả, là một cách làm hay, một mô hình sáng tạo. Hiệu quả cao nhất chính là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân”, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Lam khẳng định tại Hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2015 - 2020.

Nhấn mạnh về nhiệm vụ trong thời gian tới, Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng cho biết: “Hoạt động ủy thác cho vay qua các tổ chức CT-XH tiếp tục là một kênh dẫn vốn quan trọng để tín dụng chính sách phát triển theo hướng ổn định, bền vững, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, bảo đảm 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn được thụ hưởng các chương trình tín dụng và tiếp cận các dịch vụ do Ngân hàng CSXH cung cấp”.


Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.