Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Văn Chấn (Yên Bái): Nhiều thành tựu nổi bật chào mừng Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI

Hiếu Anh - 14:51, 14/05/2020

Là một huyện miền núi, vốn còn nhiều khó khăn, song trong những năm vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tích đáng mừng này chính là những bông hoa tươi thắm nhất gửi tới Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ông Chu Đình Ngữ, Bí thư Huyện ủy (thứ 3 từ bên trái) và ông Mai Trọng Tuân, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn (thứ 5 từ bên phải) cùng cán bộ huyện thăm quan mô hình trồng dâu tại thị trấn nông trường Liên Sơn
Ông Chu Đình Ngữ, Bí thư Huyện ủy (thứ 3 từ bên trái) và ông Mai Trọng Tuân, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn (thứ 5 từ bên phải) cùng cán bộ huyện thăm quan mô hình trồng dâu tại thị trấn nông trường Liên Sơn

Thay đổi tư duy sản xuất

Trước đây, đồng bào các DTTS huyện Văn Chấn thường sản xuất theo tập quán tự cung, tư cấp, nhỏ lẻ, manh mún, năng suất thấp. Nhận định rõ vấn đề này, tại Đại hội lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ huyện Văn Chấn đã ra nghị quyết thay đổi tư duy sản xuất của người dân theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Nhờ vậy, 5 năm qua, huyện Văn Chấn đã tạo dựng được nhiều thương hiệu nổi tiếng là như gạo nếp Tú Lệ, ba ba gai Văn Chấn, chè hữu cơ đặc sản, cam Văn Chấn…

Trên địa bàn cũng  xuất hiện nhiều vùng sản xuất mới có triển vọng như cây chanh leo (20 ha); cây dâu tằm (50 ha); cây dược liệu (40 ha); cây bưởi da xanh (50 ha), cây na Thái Lan, Đài Loan (12,5 ha). Huyện cũng đã xây dựng 02 chỉ dẫn địa lý; 06 sản phẩm chủ lực được chứng nhận sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) từ 3 sao trở lên.

Tự hào về các kết quả đã đạt được, ông Mai Mộng Tuân, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết, trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ huyện Văn Chấn đã tập trung chỉ đạo đồng bào các dân tộc phát huy truyền thống đoàn kết, khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên; xây dựng huyện phát triển nhanh, bền vững. Do đó, kinh tế của địa phương ngày càng khởi sắc. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 đạt 1.813 tỷ đồng, đạt 120,9% mục tiêu Đại hội XX đề ra. Cơ cấu kinh tế nội ngành có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 83,5% xuống còn 72,6%, tăng tỷ trọng lâm nghiệp từ 14,1% lên 25%. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt kết quả nổi bật, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong nhiệm kỳ vừa qua, Văn Chấn đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó nổi bật là Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong 5 năm qua, tổng nguồn vốn huy động cho chương trình đạt trên 675 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn lồng ghép và huy động từ cộng đồng dân cư đạt 405,25 tỷ đồng (chiếm 60%). Đến năm 2020, huyện đã xây dựng 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 02 xã đặc biệt khó khăn), vượt 8 xã so với mục tiêu Đại hội. Chương trình giảm nghèo được chỉ đạo triển khai quyết liệt. Tổng vốn đầu tư cho công tác giảm nghèo đạt trên 1.700 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 39,5% năm 2015 xuống còn 10,7% năm 2020, trung bình giảm 6%/năm, vượt 1,5 lần so với mục tiêu Đại hội.

Năng suất lúa ở Văn Chấn đạt cao cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật
Năng suất lúa ở Văn Chấn đạt cao cao nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật

Chú trọng phát triển bền vững

Trên cơ sở kết quả đã đạt được từ nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ huyện Văn Chấn đề ra quyết tâm trong nhiệm kỳ tới tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an sinh xã hội.

Ông Mai Mộng Tuân, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ huyện Văn Chấn sẽ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Theo đó, huyện sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất dựa trên thế mạnh của từng vùng. Đảng bộ cũng tích cực chỉ đạo mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm đặc sản hữu cơ. Ngoài ra, huyện sẽ chú trọng phát triển một số loại cây trồng và vật nuôi mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng. Theo đó, Đảng bộ đề ra mục tiêu, đến hết năm 2025 có ít nhất 04 chỉ dẫn địa lý, trên 20 sản phẩm chủ lực đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có 01 sản phẩm cấp quốc gia, trên 10 sản phẩm cấp tỉnh.

Đồng thời, huyện tiếp tục đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng  đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, lấy cư dân nông thôn làm chủ thể, cấp ủy, chính quyền làm nhiệm vụ “dẫn dắt”. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xây dựng nông thôn mới , tiếp tục nâng cao đời sống người dân, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Huyện phấn đấu trong giai đoạn 2020 – 2025 sẽ có 10 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, trong đó có 09 xã đặc biệt khó khăn;  tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm (theo tiêu chí mới) trên 5%.

Với những kết quả nổi bật đã đạt được trong nhiệm kỳ 2015 – 2020 cùng với sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Văn Chấn là cơ sở vững chắc để huyện tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.