Phát huy vai trò nòng cốt ở cơ sở
Văn Lãng là huyện miền núi biên giới có 17 đơn vị hành chính (16 xã và 1 thị trấn); trong đó có 5 xã biên giới tiếp giáp với Thị Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây, Trung Quốc. Huyện có 8 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực I; có 8 xã khu vực III; 161 thôn, khu phố và có 54 thôn đặc biệt khó khăn. Dân số toàn huyện trên 50 nghìn người, có 4 dân tộc chủ yếu là Tày, Nùng, Kinh, Hoa và một số ít dân tộc khác cùng sinh sống.
Theo kết quả sơ bộ điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 trên địa bàn toàn huyện thì: hộ nghèo 616 hộ, chiếm tỷ lệ 4,53%, giảm 3% so với năm 2023; hộ cận nghèo 1.278 hộ, chiếm tỷ lệ 9,39%.
Từ sự quan tâm, đội ngũ Người có uy tín ở Văn Lãng đang phát huy vai trò nòng cốt ở cơ sở (Trong ảnh: Ông Hà Văn Quyền, Người có uy tín thôn Nà Pục, xã Bắc La đến thăm, động viên gia đình hộ nghèo trên địa bàn thôn)Với tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, khả năng tiếp nhận chính sách hỗ trợ của người dân còn chậm, nhất là đồng bào các xã biên giới, do đó, việc thực hiện tốt Dự án 10 về Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được huyện Văn Lãng quan tâm, đẩy mạnh.
Theo Báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, giai đoạn 2021-2024, huyện Văn Lãng được phân bổ 1 tỷ 649 triệu đồng, vốn đã giải ngân 1 tỷ 515 triệu đồng, đạt 91,87% kế hoạch vốn. Với nguồn vốn trên, huyện Văn Lãng đẩy mạnh biểu dương tôn vinh điển hình tiên tiến phát huy vai trò của Người có uy tín. Đây chính là đội ngũ gần gũi với Nhân dân, có uy tín, có tiếng nói trong cộng đồng nên công tác tuyên truyền, vận động có hiệu quả cao.
Theo đó, Văn Lãng đã tổ chức 02 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín, với 202 Người có uy tín tham dự; tổ chức 1 hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu với 131 Người có uy tín tham dự; tổ chức cho Người có uy tín đi học tập kinh nghiệm tại tỉnh Nghệ An với 52 người; tổ chức học tập kinh nghiệm trong tỉnh 2 đoàn 90 người tham gia. Truyền thông tuyền truyền phát huy vai trò Người có uy tín trên báo điện tử 3 tin bài…
Bên cạnh đó, huyện Văn Lãng đã thực hiện tốt các chính sách khác cho Người có uy tín, nhờ đó đã tạo động lực giúp Người có uy tín phát huy vai trò của mình trên mọi lĩnh vực, đặc biệt nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân tham gia triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719.
Tiêu biểu như ông Hà Văn Quyền, Người có uy tín thôn Nà Pục, xã Bắc La. Ông Quyền cho biết, hiện nay thôn có 50 hộ, chủ yếu là người Nùng, thôn có 12 hộ nghèo, 8 hộ cận nghèo, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn. Khi triển khai các chương trình, chính sách, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719, khi được chính quyền thôn, xã mời đến họp bình xét các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các trường hợp khó khăn để nhận hỗ trợ hoặc tham gia các dự án, ông đều tích cực tham gia để các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến được đúng người, đúng đối tượng, đảm bảo công bằng.
Đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ sửa chữa và xây mới nhà ở, để tiết kiệm chi phí cho các hộ nghèo, ông tích cực vận động Nhân dân trong thôn giúp đỡ ngày công tháo dỡ, san lấp mặt bằng. Ông Quyền còn tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; vận động Nhân dân phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tập trung phát triển kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc…
Huyện Văn Lãng đã tổ chức nhiều Chương trình, hội nghị, hội thi nhằm nâng cao năng lực tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ cơ sởTương tự, ông Hà Văn Minh là Người có uy tín thôn Pác Ca đã trực tiếp đến từng hộ gia đình trong thôn để tuyên truyền, vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia các dự án phát triển sản xuất; vận động Nhân dân tham gia hiến đất, giải phóng mặt bằng để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn.
Cụ thể, ông đã vận động Nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công, đóng góp tiền mua vật liệu (Nhà nước đã hỗ trợ xi măng) làm đường bê tông ngõ xóm được 2km; vận động Nhân dân phát quang tầm nhìn, tu sửa đường ngõ xóm được 600 ngày công, đảm bảo cho Nhân dân đi lại thuận tiện và vệ sinh môi trường; cùng các tổ chức đoàn thể trong thôn vận động Nhân dân đóng góp 14 triệu 700 nghìn đồng, 150 ngày công để xây dựng nhà văn hóa thôn (tổng kinh phí xây dựng nhà văn hóa thôn là 156 triêu 300 nghìn đồng)…
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, huyện Văn Lãng còn đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, Văn Lãng đã mua sắm trang thiết bị như: tivi, tăng âm, loa đài lắp đặt cho nhà văn hóa xã nhằm phục vụ Nhân dân tra cứu thông tin.
Bên cạnh đó, huyện Văn Lãng đã chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình ở các cấp. Theo đó, huyện Văn Lãng đã tổ chức mở 16 lớp tập huấn với 1.148 người tham gia.
Nội dung tập huấn đối với lớp cán bộ bao gồm 2 chuyên đề: Kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cấp xã có sự tham gia của cộng đồng người dân trong phát triển kinh tế - xã hội xóa đói giảm nghèo; Kỹ năng tuyên truyền, truyền thông triển khai thực hiện đề án tổng thể về Chương trình MTQTG. Lớp cộng đồng gồm, các chuyên đề Kỹ năng giám sát của Ban giám sát đầu tư cộng đồng; mô hình chăn nuôi gia súc sinh sản, tạo con lai năng suất cao, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật từng bước thực hiện.
Được tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS đã chủ động tham gia các chương trình, dự án Chương trình MTQG 1719Công tác công tác trợ giúp pháp lý, kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình được huyện Văn Lãng quan tâm, chú trọng được huyện Văn Lãng quan tâm thực hiện. Theo đó, giai đoạn 2021 – 2030, huyện Văn Lãng đã tổ chức 34 cuộc tập huấn kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người DTTS và miền núi trên địa bàn huyện với 3.389 người tham dự; thực hiện cung cấp bảng thông tin trợ giúp pháp lý, tờ thông tin về pháp luật… Nhờ đó đã giúp đồng bào DTTS thêm thông tin, hiểu biết pháp luật, chủ động tham gia các dự án của Chương trình.
Theo Báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, giai đoạn 2021-2024, công tác. UBND huyện đã ban hành các quyết định thành lập đoàn kiểm tra, kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, hằng năm tổ chức 2 đợt kiểm tra tại các xã triển khai thực hiện dự án. Đầu năm 2025, huyện đã tổ chức 1 đoàn kiểm tra hiệu quả thực hiện Dự án 2, Dự án 3 trên địa bàn huyện tại 10 xã…