Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Vì hạnh phúc của học trò nơi vùng cao

Nguyễn Thế Lượng - 15:36, 21/10/2019

Hạnh phúc của thầy, cô giáo vùng cao chính là niềm vui của học trò. Bằng tình yêu thương, tâm huyết, thông qua những việc làm cụ thể, các thầy cô đã giúp các em học sinh bán trú bớt đi những khó khăn, thiếu thốn để có thêm động lực vươn lên trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho vùng DTTS và miền núi.

Học sinh Trường THCS Nậm Cang (Lào Cai) chăm sóc vườn rau bán trú sau giờ học.
Học sinh Trường THCS Nậm Cang (Lào Cai) chăm sóc vườn rau bán trú sau giờ học.

Vườn rau bán trú

Tận dụng những bãi đất bỏ trống xung quanh trường, nhiều trường học vùng cao Tây Bắc đã tổ chức cho học sinh bán trú trồng rau xanh. Sau giờ học, mỗi buổi chiều, các em học sinh bán trú lại cùng nhau trồng và chăm sóc vườn rau. Bạn thì làm cỏ, bạn xuống suối múc nước tưới rau, bạn thì trồng thêm rau mới. Chẳng bao lâu, những khu vườn đã xanh tốt. Đó là sản phẩm của chính bàn tay các em, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của các thầy, cô giáo. Đa số các em học sinh rất hứng thú với việc trồng và chăm sóc rau xanh. 

Tại Trường THCS Nậm Cang, huyện Sa Pa (Lào Cai), nhiều năm học gần đây, vườn rau của nhà trường luôn xanh tốt. Mùa nào thức ấy, học sinh nhà trường đều có rau xanh để cải thiện bữa ăn. 

Thầy giáo Nguyễn Quốc Đại, Hiệu trưởng trường THCS Nậm Cang, cho biết: “Việc trồng và chăm sóc vườn rau tại khu bán trú không chỉ mang lại nguồn rau sạch cho những bữa ăn, mà còn góp phần tạo không gian xanh xung quanh trường”. 

Dạy học trò cắt tóc 

Đó là cách làm của Đoàn Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Si Ma Cai (Lào Cai) qua việc tổ chức một chương trình ngoại khóa đặc biệt với chủ đề: “Ngày hội cắt tóc”. 

Tại buổi ngoại khóa, các em học sinh được quan sát các nhà tạo mẫu tóc thực hành cắt tóc cả cho học sinh nam và nữ. Các nhà tạo mẫu tóc đã hướng dẫn, thuyết minh tỷ mỷ, cụ thể về cách cắt tóc, hướng dẫn các em học sinh thực hành cắt tóc ngay tại sân khấu. Các em học sinh tham dự tỏ ra rất hào hứng với hoạt động ngoại khóa này. 

Hoạt động này nhằm giáo dục cho các em học sinh, chủ yếu là người DTTS luôn biết chăm sóc cho đầu tóc, cơ thể được sạch đẹp, gọn gàng. 

Sáng tạo nồi đun nước nóng

Đã nhiều năm nay, Trường PTDT Nội trú THCS và THPT Bảo Yên (Lào Cai) đưa vào sử dụng mô hình nồi đun nước nóng cho học sinh nội trú vào mùa Đông. Mô hình này do thầy giáo Bùi Quốc Dũng, giáo viên môn Công nghệ của nhà trường nghiên cứu và chế tạo vào năm học 2016 - 2017. 

Cơ chế hoạt động của nồi đun là dùng nồi đun bằng inox để đun nước, bếp đun tích hợp được ba loại củi, điện, rơm rạ và sôi trong thời gian ngắn, chi phí ít, tiết kiệm được củi và thời gian. Cứ 30 phút sẽ cho một khối (1.000 lít) nước sôi. Khi sôi, nước nóng sẽ được dẫn theo ống ra vòi để sử dụng, phía trên ống sẽ tiếp nước lạnh vào. Nhờ thế, lúc nào nồi cũng có nước nóng để dùng. 

Thầy Dũng chia sẻ, khi nghiên cứu thành công mô hình nồi đun nước, mang dự thi tại Hội thi Khoa học Kỹ thuật cấp tỉnh năm 2016, tuy chỉ đạt giải Khuyến khích, nhưng khi ứng dụng vào thực tế thì nồi đun phát huy tác dụng rất lớn đối với học sinh nội trú. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.