Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sống khỏe

Viêm mũi dị ứng - đôi điều bạn cần biết

Như Ý - 17:49, 06/09/2024

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Viêm mũi dị ứng là tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà. Bệnh lý này tương đối lành tính nhưng thường gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày.

(Tổng hợp) Viêm mũi dị ứng-đôi điều bạn cần biết

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do cơ thể giải phóng histamin khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Histamin là một chất hóa học tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân bên ngoài xâm nhập vô cơ thể nhưng nó lại gây phản ứng quá mức, gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng.

Các tác nhân gây dị ứng trong nhà bao gồm: bụi, lông chó mèo, lông vải từ quần áo, chăn mền, nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng, nước xả vải, mùi thức ăn, nấm mốc…

Các tác nhân gây dị ứng trong không khí bao gồm: phấn hoa, lông sâu, bướm, bụi lúa trong mùa gặt, khói, bụi, mùi rác thải, gió, không khí lạnh, mưa…

Các tác nhân gây dị ứng nghề nghiệp bao gồm: bụi phấn ở trường học, hóa chất trong các nhà máy, sợi vải trong các xưởng may, lông động vật trong các lò giết mổ, khói hương nhang trong các đền chùa, bụi xi măng trong các nhà máy vật liệu, bụi gỗ trong các xưởng mộc…

Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng tiềm ẩn ở mọi nơi nên chứng bệnh này rất dễ tái phát. Những người thường xuyên xịt rửa mũi thì các triệu chứng thường giảm nhẹ hơn.

(Tổng hợp) Viêm mũi dị ứng-đôi điều bạn cần biết 1

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn hoặc vài ngày – vài tuần tuỳ theo loại viêm mũi dị ứng mà bạn mắc.

Viêm mũi dị ứng gián đoạn: Triệu chứng diễn ra trong 4 ngày/tuần hoặc dưới 4 tuần/năm.

Viêm mũi dị ứng dai dẳng: Triệu chứng diễn ra nhiều hơn 4 ngày/tuần và nhiều hơn 4 tuần/năm.

Các triệu chứng thường gặp như: Hắt hơi liên tục, sổ mũi, ho và nghẹt mũi

Đối với trẻ nhỏ thường không hay xì mũi mà thay vào đó trẻ thường khịt mũi, sụt sịt, ho, hắng giọng.

Chảy nước mắt, ngứa mắt hoặc xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt. Nếu tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Viêm mũi dị ứng có thể làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ, làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Viêm mũi dị ứng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên như rối loạn tăng động giảm chú ý, mất tập trung, kết quả học tập kém. Người lớn có thể liên quan đến lo lâu, giảm hiệu quả học tập và làm việc.

Ngoài ra còn một số biểu hiện khác như: nếp nhăn ngang ở mũi do ngứa mũi phải dùng tay cọ xát nhiều, vòm miệng cong cao và sai khớp cắn do thở bằng miệng nhiều...

(Tổng hợp) Viêm mũi dị ứng-đôi điều bạn cần biết 2

Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Để phòng ngừa viêm mũi dị ứng, bạn nên tăng cường miễn dịch bởi khi miễn dịch yếu, cơ thể rất dễ bị dị ứng. Do đó, tăng cường hệ miễn dịch là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể tránh khỏi viêm mũi dị ứng.

Đồng thời tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Giữ môi trường sạch sẽ khô thoáng, vệ sinh điều hòa, quạt không khí thường xuyên. Tránh tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá. Thường xuyên giặt chăn, mền nhằm hạn chế nấm mốc phát triển.

Gia đình có người bệnh viêm mũi dị ứng không nên nuôi hay tiếp xúc với chó, mèo, côn trùng.

Khi đi ra ngoài phải đeo khẩu trang hoặc kính râm chống bụi bẩn.

Sử dụng đồ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại.

Rửa sạch mũi hằng ngày bằng nước xịt mũi hay nước muối sinh lý.

Không nên ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá.

Giữ cơ thể ấm, đặc biệt là vùng mũi họng khi thời tiết giao mùa hay chuyển lạnh.

Uống thuốc sớm nếu thấy có dấu hiệu của dị ứng như hắt xì, chảy nước mũi.

Nếu nghi ngờ bệnh viêm mũi dị ứng nên đến khám bác sĩ để kịp thời điều trị bệnh.

(Tổng hợp) Viêm mũi dị ứng-đôi điều bạn cần biết 3

Điều trị viêm mũi dị ứng

Để điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể áp dụng nhiều cách như:

Điều trị đặc hiệu: Điều trị đặc hiệu là phương pháp làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân thông qua biện pháp giải mẫn cảm, nếu tìm được nguyên nhân gây dị ứng.

Biện pháp này nhằm đưa nguyên nhân gây dị ứng vào cơ thể người bệnh chiết xuất di nguyên với số lượng được tăng dần (tương tự như trong quá trình sản xuất vắc xin).

Liệu pháp miễn dịch (giải mẫn cảm) được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị viêm mũi dị ứng và hen phế quản. Liệu pháp miễn dịch ngậm dưới lưỡi (SLIT) hiện đang có tại bệnh viện Vinmec là một phương pháp đơn giản, trong đó chất gây dị ứng (mạt bụi nhà) được đưa ra dưới dạng viên hòa tan hoặc dạng lỏng. Người bệnh có thể thực hiện tại nhà và ít có nguy cơ phản ứng dị ứng toàn thân nghiêm trọng.

Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để kê đơn thuốc nhằm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Nhiều loại thuốc không cần kê đơn, bệnh nhân có thể tự điều trị ở nhà một cách rộng rãi, tuy nhiên một số thuốc này có tác dụng phụ đáng kể như an thần, kháng cholinergic quá mức hoặc sử dụng không đúng và quá mức. Vì vậy, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị đúng.

(Tổng hợp) Viêm mũi dị ứng-đôi điều bạn cần biết 4

Các loại thuốc thông thường được sử dụng trong việc điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm: Glucocorticoid dạng xịt mũi tại chỗ. Kháng histamin dạng uống, dạng xịt. Cromolyn dạng xịt. Các thuốc co mạch dạng xịt không nên dùng để điều trị thường quy với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

Kháng cholinergic - loại thuốc ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào: Không được khuyến cáo là thuốc điều trị đầu tiên trong viêm mũi dị ứng và kém hiệu quả hơn thuốc xịt mũi glucocorticoid.

Thuốc kháng leukotriene: Là thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh hen suyễn và cũng có hiệu quả đối với viêm mũi dị ứng mặc dù tác dụng rất khiêm tốn nên việc sử dụng các thuốc kháng Leukotriene thường hạn chế ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

Glucocorticoid đường uống: Các đợt điều trị ngắn hạn có thể được chỉ định trong trường hợp viêm mũi dị ứng nặng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên không nên dùng glucocorticoid đường toàn thân nhiều lần và trong thời gian dài vì có nhiều tác dụng phụ.

Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng các loại thuốc khác.

Điều trị phẫu thuật: Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp có polyp, thoái hóa cuốn mũi, hoặc gặp các vấn đề cấu trúc giải phẫu thuận lợi như lệch vách ngăn hay gai vách ngăn.

(Tổng hợp) Viêm mũi dị ứng-đôi điều bạn cần biết 5

Các biện pháp khắc phục viêm mũi dị ứng tại nhà

Viêm mũi dị ứng mãn tính là tình trạng kéo dài của viêm mũi dị ứng cấp tính. Do vậy, các biện pháp điều trị tại nhà chỉ mang tính hỗ trợ chứ không phải là phương pháp chính để chữa viêm. Cụ thể:

Dùng nước muối sinh lý 0.9% được bán ở hầu hết các nhà thuốc trên thị trường. Nước muối giúp làm sạch khoang mũi, các chất dịch nhầy gây viêm nhiễm ở mũi. Tuy nhiên bạn cần tham khảo cách vệ sinh đúng để hạn chế tình trạng dịch nhầy chảy ngược vào trong dẫn đến viêm họng.

Bổ sung thêm vitamin C thông qua các ăn những thực phẩm sau: Các loại rau xanh, củ quả tươi như cà chua, súp lơ xanh, kiwi, ớt chuông, các loại trái cây mọng nước, có múi….

Dùng men vi sinh nổi bật nhất là lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus

Dùng Quercetin được coi là một loại flavonoid giúp chống oxy hóa và hoạt động chất kháng histamin tự nhiên, bạn có thể dễ dàng tìm được trong các loại rau củ quả súp lơ xanh, táo, nho,…

Xông mặt bằng nước ấm có tác dụng làm ẩm cho niêm mạc mũi, loãng các dịch đờm, làm thuyên giảm những triệu chứng khó chịu của viêm mũi.

Bạn có thể xông mặt bằng cách đun nước sôi rồi đổ bát to, nhỏ vài giọt tinh dầu như là bạc hà, dầu hương thảo và tràm trà vào trong bát nước, dùng khăn phủ lên đầu sau đó ghé mặt lại gần bát nước (Lưu ý: Nên giữ 1 khoảng cách vừa phải để tránh nguy cơ bị bỏng nước). Thời gian thích hợp để xông mặt là từ 5 đến 10 phút, sau khi xông mặt xong hãy xì sạch nước mũi.

Tin cùng chuyên mục
Những lưu ý khi uống nước vào buổi sáng

Những lưu ý khi uống nước vào buổi sáng

Nước là thành phần thiết yếu giúp cho cơ thể sống được hoạt động bình thường. Có rất nhiều loại nước uống tốt cho sức khỏe, giúp bổ sung dưỡng chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, có những loại nước uống bạn không nên sử dụng vào buổi sáng. Dưới đây là một số loại nước uống nên và không nên uống vào buổi sáng mời các bạn tham khảo.