Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Viết đơn thoát nghèo không còn là chuyện hiếm

Huy Hoàng - 10:16, 09/12/2019

Nếu như trước đây, người dân ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Tuyên Quang viết đơn thoát nghèo được coi là “hiếm có khó tìm”. Thì đến nay, điều này đã lan tỏa thành một phong trào rộng khắp các vùng khó khăn nhất.

Chị Bàn Thị Lái (bên phải) dân tộc Dao, thôn Phiêng Tạ, xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) là một trong những hộ tự nguyện xin thoát nghèo đầu tiên của xã
Chị Bàn Thị Lái (bên phải) dân tộc Dao, thôn Phiêng Tạ, xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) là một trong những hộ tự nguyện xin thoát nghèo đầu tiên của xã

Từng là chuyện hiếm

Hơn 4 năm trước, chuyện ông Hà Tinh Tú, dân tộc Tày ở thôn Tháng 10, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) nằng nặc nộp đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo khiến nhiều người lạ lẫm. Bởi, bản thân ông Tú từng bị tai nạn lao động mất một bên mắt. Khi vào danh sách hộ nghèo, ông đã được Nhà nước hỗ trợ nhiều chính sách về vốn vay ưu đãi, cây con giống... 

Ông Hà Tinh Tú tâm sự, hồi đó ông nộp đơn xin ra khỏi hộ nghèo, nhiều người tưởng ông là khùng khi tự đánh mất đi nhiều quyền lợi. Nhưng ông lại nghĩ rằng, mình phải tự lực cánh sinh, chứ để Nhà nước giúp mình mãi sao được.

Bằng chứng là, sau khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, ông Tú luôn cần mẫn lao động, phát triển kinh tế chăn nuôi. Ông chọn hình thức nuôi trâu bò vỗ béo và nuôi “con đặc sản” như gà đen, lợn cắp nách… nhờ kiên trì phát triển, mô hình chăn nuôi của gia đình ông dần được mở rộng. Mỗi năm, gia đình ông thu nhập gần trăm triệu đồng.

Năm 2013, chồng mất, nhà lại bị cháy, tài sản của bà Ma Thị Ngân (thôn Nà Loáng, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa) chỉ còn sót lại vài bộ quần áo. Bà được chính quyền xã, bà con hàng xóm dựng cho ngôi nhà tạm, ủng hộ đồ dùng cá nhân. Ai cũng muốn để bà ở diện nghèo để giúp đỡ lâu dài nhưng bà Ngân nhất quyết không nhận, mấy lần bà làm đơn tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. 

Bà Ngân chia sẻ: “Khi tôi nộp đơn, nhiều người trong dòng họ tới khuyên ngăn vì cho rằng mình làm thế dại quá. Nhưng thực bụng tôi nghĩ, mình đã được mọi người giúp đỡ nhiều rồi không thể dựa dẫm thêm nữa, phải nỗ lực vươn lên, mình nghèo về vật chất chứ nhất định không nghèo về ý chí”.

Quả thực, sau hơn 5 năm xin ra khỏi hộ nghèo, bằng sự nỗ lực không ngừng, hiện nay, gia đình bà đã xây dựng được căn nhà mới ngay bên cạnh căn nhà đã cháy. Thu nhập của gia đình ngày càng ổn định và sung túc hơn.

Lan tỏa phong trào 

Theo thống kê của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hàng trăm hộ tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Điều đặc biệt là số hộ tự nguyện xin thoát nghèo lại tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa, đông đồng bào DTTS sinh sống, tiêu biểu như các xã Minh Quang, Phúc Sơn và Kim Bình (Chiêm Hóa) có hơn 60 hộ; xã Hùng Đức và Yên Lâm (Hàm Yên) có hơn 20 hộ tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Ông Đào Ngọc Vang, Chủ tịch UBND xã Kim Bình (Chiêm Hóa) cho biết, cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn thì ý thức và sự tự giác của mỗi hộ nghèo vươn lên là yếu tố quan trọng góp phần giúp việc giảm nghèo trên địa bàn xã đạt hiệu quả cao. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã đã giảm xuống còn 5,75%, giảm gần 9% so với năm 2016. 

 Việc thay đổi nhận thức của hộ nghèo đối với công tác giảm nghèo, nhất là những trường hợp tự nguyện xin thoát nghèo trên địa bàn tỉnh là rất đáng biểu dương. Bởi việc giảm nghèo muốn đạt hiệu quả cao và bền vững thì không ai khác, chính các hộ nghèo cần phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, cố gắng vươn lên.

Cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo trên địa bàn thì ý thức và sự tự giác của mỗi hộ nghèo vươn lên là yếu tố quan trọng góp phần giúp việc giảm nghèo trên địa bàn xã đạt hiệu quả cao.”

Ông Đào Ngọc Vang, Chủ tịch UBND xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa.


Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.