Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Xem Hộ nghèo là đối tác để phát triển: Tạo đột phá trong giảm nghèo bền vững

Sỹ Hào - 10:17, 02/12/2019

Phát huy nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân là một trong những giải pháp then chốt để phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản trong thiết kế các chính sách giảm nghèo.

Việc hỗ trợ vốn chưa gắn kết tốt với chuyển giao khoa học - kỹ thuật, chưa kết nối sản xuất với thị trường hàng hóa… nên hiệu quả không cao. (Ảnh minh họa)
Việc hỗ trợ vốn chưa gắn kết tốt với chuyển giao khoa học - kỹ thuật, chưa kết nối sản xuất với thị trường hàng hóa… nên hiệu quả không cao. (Ảnh minh họa)

Hộ nghèo đang là đối tượng trợ giúp

Theo Báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ giảm nghèo bình quân mỗi năm giảm khoảng 1,55%, tương ứng với khoảng 300 nghìn hộ nghèo thoát nghèo. Hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm xuống còn 5,38%; dự kiến đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 4%.

Kết quả giảm nghèo nhanh là rất ấn tượng, nhưng tính bền vững lại đang là vấn đề đáng lo ngại. Báo cáo của Bộ LĐTB&XH cho thấy, cứ 100 hộ thoát nghèo lại có 18 hộ nghèo phát sinh hoặc tái nghèo.

Một trong những nguyên nhân được nêu trong hầu hết các báo cáo về giảm nghèo của các bộ ngành, địa phương là tâm lý trông chờ, ỷ lại của một bộ phận người nghèo. Đây là một thực tế, nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan thì khâu thiết kế chính sách đã phần nào tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại đó. 

Giai đoạn 2016 - 2020, chính sách giảm nghèo đã được thiết kế theo hướng hạn chế “cho không”, tăng “cho vay”. Nhưng dường như chủ trương này chưa đi vào thực tế khi mà chính sách giảm nghèo vẫn xem người nghèo là đối tượng trợ giúp xã hội chứ không phải là đối tác để phát triển. Chính vì quan điểm tiếp cận này mà chính sách giảm nghèo vẫn đang nghiêng về “trao con cá” thay vì “trao cần câu”.

Lấy chính sách tín dụng ưu đãi làm dẫn chứng; tất cả hộ nghèo, nhất là hộ nghèo người DTTS, đang được ưu tiên thụ hưởng nguồn vốn này để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Nhưng thực tế không phải hộ nghèo nào tiếp cận được vốn ưu đãi cũng có thể vận dụng hiệu quả. 

Không dàn trải

Những hạn chế của việc xem người nghèo là đối tượng trợ giúp xã hội trong quá trình thiết kế, triển khai các chính sách giảm nghèo đã được nêu lên từ nhiều năm nay. Năm 2015, khi bàn về chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi khẳng định, chính sách hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở việc rót vốn mà chưa gắn kết tốt với chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn cách thức sản xuất kinh doanh, chưa kết nối sản xuất với thị trường hàng hóa… nên hiệu quả của việc sử dụng vốn không cao.

“Để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả cũng như tránh tâm lý ỷ lại của người nghèo thì chúng ta cần coi người nghèo là đối tác của chính sách giảm nghèo, chứ không phải là đối tượng hưởng chính sách một cách thụ động”, ông Lợi nhấn mạnh. 

Quan điểm này tiếp tục được ông Bùi Sỹ Lợi đưa ra tại buổi Tọa đàm “Chỉ thị số 40-CT/TW - Điểm tựa vững chắc trong hệ thống chính sách giảm nghèo” được tổ chức ngày 5/11/2019. Ông Lợi khẳng định, việc coi người nghèo là đối tác phát triển cũng đồng nghĩa với việc các chính sách hỗ trợ trực tiếp sẽ phải chuyển đổi, thay thế bằng chính sách hỗ trợ gián tiếp của Nhà nước, khuyến khích, tạo đòn bẩy để đồng bào chủ động hơn nữa trong thoát nghèo.

Cùng quan điểm này, ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đưa ra những giải pháp để sử dụng nguồn lực giảm nghèo hiệu quả. Ông Cường cho rằng, không được dàn trải trong đầu tư mà đầu tiên là cần lựa chọn được những dự án đầu tư đúng, khả thi, hữu ích, sát với nhu cầu và khả năng của người dân. Những người nghèo phù hợp với tiêu chí của dự án thì lựa chọn chứ không nên ngẫu nhiên, đồng nghĩa với việc xem người nghèo là đối tác để phát triển, từ đó mới tạo đột phá trong giảm nghèo.

Tin cùng chuyên mục
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.