Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Xin thoát nghèo, dành phần hỗ trợ cho người khác

Thành Nhân - 16:14, 26/11/2019

Thời gian gần đây, nhiều gia đình ở các xã miền núi tỉnh Bình Định làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo. Đó là những câu chuyện hay, nghĩa cử đẹp, có sức lan tỏa và nhận được sự quan tâm của cộng đồng.

Sau nhiều năm tự nguyện xin thoát nghèo, chị Lê Thị Me đã có cuộc sống ổn định hơn.
Sau nhiều năm tự nguyện xin thoát nghèo, chị Lê Thị Me đã có cuộc sống ổn định hơn.

Mong muốn chia sẻ khó khăn

Vài năm trước, gia đình chị Lê Thị Me, dân tộc Ba Na ở làng Hà Lũy xã Canh Thuận (huyện Vân Canh) còn nằm trong tốp những hộ nghèo của xã. Được Nhà nước hỗ trợ bò giống; chính quyền địa phương giới thiệu vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, chị Me đầu tư trồng 3ha keo, đồng thời tranh thủ thời gian rảnh, chị đi làm kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học.

Nhờ chăm sóc tốt, bò giống đã sinh sản, keo cũng bán được giá. Cuối năm 2017, chị Me tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. “Thời gian qua, gia đình tôi đã nhận được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước. Bây giờ kinh tế gia đình khá hơn trước, mẹ con tôi đã có thể tự lo được nên tôi tự nguyện xin ra khỏi diện hộ nghèo để những bà con nghèo hơn, khó khăn hơn được hỗ trợ”, chị Me tâm sự.

Theo thống kê của UBND xã Canh Thuận, từ năm 2015 đến nay, toàn xã có trên 20 hộ dân tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, dù cuộc sống của còn nhiều khó khăn. Ở đây không chỉ là “cái mác” thoát nghèo, mà còn là ý thức, trách nhiệm của họ đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Anh Đinh Văn Hợp ở làng Hà Văn Trên, xin thoát nghèo từ năm 2015 chia sẻ: “Nhờ Đảng, Nhà nước mà mình đã có bò, có đất trồng mì, trồng rừng để phát triển kinh tế bền vững thì phải thoát nghèo để phần hỗ trợ cho người khác chứ!”.

Mới đây nhất, tại thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân) có 4 hộ đồng loạt xin thoát nghèo. Cả 4 hộ có cùng lý do khi đi đến quyết định đáng trân trọng, là mong muốn được chia sẻ khó khăn cho những người khổ hơn mình.

Tiền lệ đẹp

Chủ động xin ra khỏi hộ nghèo, đồng nghĩa không còn được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, song những hộ nghèo vẫn rất quyết tâm với lựa chọn của mình. Bởi theo họ, đó không phải là tự trọng “hão”, mà xuất phát từ nhận thức ngày một tiến bộ và từ tấm lòng muốn chia sẻ với bà con khó khăn như mình.

Nói về lựa chọn của mình, ông Nguyễn Văn Tình, thôn Kim Sơn, xã Ân Nghĩa lý giải giản dị: “Nhiều đêm tôi nằm trằn trọc nghĩ mãi, Nhà nước, xã hội còn hàng triệu người nghèo và bao chuyện phải lo, nếu những hoàn cảnh khó lâu dài như mình cứ ở mãi thì là gánh nặng, đất nước càng lâu giàu mạnh. Tôi đem nỗi lòng đó bày tỏ với vợ chồng con trai út, an ủi lớn cho tôi là cả vợ chồng nó đều ủng hộ”.

Ông Lê Hồng Sơn, Trưởng thôn Kim Sơn, khẳng định: 19 năm 4 tháng làm Trưởng thôn, tham gia công tác xét hộ nghèo ở địa phương, đây là lần đầu tiên ông chứng kiến người dân chủ động xin ra khỏi hộ nghèo. Điểm đáng nói, là với những hộ còn quá khó khăn, ví dụ như hộ ông Tình, có thể xét vào diện hộ cận nghèo, song bà con đã cảm ơn chính sách của Nhà nước và tiếp tục khẳng định nguyện vọng muốn thoát nghèo hẳn. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.