Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Vĩnh Phúc: Đời sống đồng bào dân tộc Sán Dìu không ngừng được nâng cao

L.Minh - 05:40, 11/11/2023

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 41 thành phần dân tộc cùng sinh sống, với gần 55.400 người (chiếm 4,8% dân số toàn tỉnh), trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Sán Dìu (chiếm hơn 80%). Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS nói chung, của đồng bào dân tộc Sán Dìu nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình theo hướng đa canh, đa con, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, nâng cao thu nhập
Nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình theo hướng đa canh, đa con, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, nâng cao thu nhập

Địa bàn cư trú của người Sán Dìu phân bố rải rác ở các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Bình Xuyên và Tp. Phúc Yên (xã Ngọc Thanh), dọc theo dãy núi Tam Đảo, từ giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đến giáp huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Trong phát triển kinh tế, người dân vẫn chủ yếu gắn bó với nông nghiệp, song khoảng 10 năm trở lại đây, bà con đã học tập kinh nghiệm, tích cực giao lưu, hòa nhập, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hợp tác, liên kết như mô hình trồng cây ba kích ở xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo.

Trong phát triển kinh tế, người dân vẫn chủ yếu gắn bó với nông nghiệp
Trong phát triển kinh tế, người dân vẫn chủ yếu gắn bó với nông nghiệp

Đồng bào cũng xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình theo hướng đa canh, đa con, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, nâng cao thu nhập, vương lên làm giàu chính đáng

Các thể loại văn hóa dân gian phong phú được bảo tồn, phát huy giá trị
Các thể loại văn hóa dân gian phong phú của người Sán Dìu được bảo tồn, phát huy giá trị

Trong lĩnh vực văn hóa, đồng bào dân tộc Sán Dìu hiện vẫn giữ được những nét đặc trưng, điển hình là các thể loại văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, như hát Soọng cô, lễ Cấp sắc... chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, giáo dục đức tin, đạo làm người.

Các phong tục tập quán lâu đời, tốt đẹp vẫn được gìn giữ phát huy không chỉ góp phần làm phong phú thêm đời sống vật chất, tinh thần, mà còn gắn kết tình làng nghĩa xóm...

Cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang
Cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang

Tại các địa phương, được sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền, các nhà văn hóa được đầu tư khang trang, hiện đại, góp phần nâng cao, làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương.

Những tuyến đường đất giao thông khó khăn ngày nào đã được thay bằng đường nhựa, bê tông, nhiều ngôi nhà mới khang trang mọc lên, đời sống của người dân được nâng cao... Đây là minh chứng rõ nét cho thấy sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước đối với vùng  đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.