Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Võ Nhai (Thái Nguyên): Vận dụng nguồn lực chính sách tạo sinh kế giúp người dân thoát nghèo

Cam Phúc - 11:02, 05/06/2024

Với tỷ lệ trên 70% dân số là người DTTS, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ đối với vùng đồng bào DTTS. Từ những nguồn lực này, những năm qua, chính quyền huyện đã vận dụng hiệu quả giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, hàng chục hộ dân xóm Mỏ Chì đã đầu tư nuôi bò, trâu… mở ra cơ hội thoát nghèo
Từ nguồn vốn vay ưu đãi, hàng chục hộ dân xóm Mỏ Chì đã đầu tư nuôi bò, trâu… mở ra cơ hội thoát nghèo

Xác định việc triển các mô hình kinh tế cho đồng bào DTTS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, huyện Võ Nhai đã chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn quan tâm lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên. Theo đó, thông qua nguồn vốn từ các chương trình, chính sách dân tộc của Trung ương và địa phương, người dân ở huyện miền núi Võ Nhai được hỗ trợ các mô hình sinh kế như trồng cây chè, măng, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà… phù hợp với nguyện vọng. Nhờ vậy, nhiều hộ nghèo có cơ hội cải thiện sản xuất, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Tại xóm Mỏ Chì, xã Cúc Đường - xóm có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, nhiều năm trước cuộc sống của người dân rất khó khăn, nhiều quan niệm hủ tục lạc hậu vẫn bủa vây. Tính đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo nơi đây lên tới gần 100%... Để giúp đồng bào Mông vượt qua khó khăn, vươn lên trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống, từ năm 2014, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 2037 về việc ban hành Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống”.

Đến nay, Đề án đã có những tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đặc biệt khó khăn này. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, hàng chục hộ dân xóm Mỏ Chì đã đầu tư nuôi bò, trâu, lợn nuôi thương phẩm thành công và mở ra cơ hội thoát nghèo, giúp nhiều hộ vươn lên làm giàu.

Anh Hoàng Văn Tý, 37 tuổi, dân tộc Mông, ở xóm Mỏ Chì, xã Cúc Đường (Võ Nhai) phấn khởi cho biết: Năm 2022, vợ chồng mình được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng xây dựng ngôi nhà mới và hơn 19 triệu đồng mua 1 con trâu về nuôi. Có nhà mới, lại có con trâu nái, năm 2023 gia đình mình đã thoát nghèo rồi, giờ thì tập trung làm ăn để nâng cao đời sống...

Bà con người dân tộc Mông ở xóm Mỏ Chì thu hoạch lúa xuân trên ruộng hợp tác sản xuất với người dân xóm Tân Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai. Ảnh: Đức Minh
Bà con người dân tộc Mông ở xóm Mỏ Chì thu hoạch lúa xuân trên ruộng hợp tác sản xuất với người dân xóm Tân Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai. Ảnh: Đức Minh

Tương tự, tại xã Liên Minh - một xã vùng cao đặc biệt khó khăn với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 58%, đời sống còn nhiều khó khăn... Những năm gần đây, nhờ vận dụng sáng tạo và lồng ghép hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào DTTS, đời sống người dân cũng đã có những đổi thay đáng mừng.

Bà con Nhân dân trên địa bàn các xóm của Liên Minh khi nhận được hỗ trợ từ các dự án thuộc Chương trình MTQG đều vô cùng phấn khởi, bởi được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước giúp họ ổn định cuộc sống, có thêm tư liệu sản xuất nên nhiều hộ nghèo, cận nghèo là đồng bào DTTS đã có cuộc sống ổn định hơn và vươn lên thoát nghèo.

Ông Nguyễn Văn Xanh, Trưởng xóm Nhâu, chia sẻ: Trước đây, bà con trong xóm chủ yếu trồng ngô, cấy lúa nhưng do đất canh tác eo hẹp lại hạn chế về trình độ canh tác nên thu nhập chẳng được là bao. Thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ, đặc biệt là chủ trương giao rừng cho dân quản lý, bà con trong xóm có điều kiện đầu tư trồng keo, mỡ và trồng chè để nâng cao thu nhập. Đến nay, cả xóm đã có trên 60ha chè, gần 300ha rừng sản xuất.

Ngoài hỗ trợ người dân về kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, xã còn phối hợp với các ngân hàng để tạo điều kiện cho đồng bào vay vốn phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Tính đến cuối năm 2023, tổng dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn xã là gần 50,4 tỷ đồng, với 693 hộ vay; dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT xấp xỉ 25,2 tỷ đồng, với 201 hộ vay.

Việc hỗ trợ sinh kế cho người dân được chính quyền huyện Võ Nhai quan tâm triển khai hiệu quả, giúp người dân có thêm nguồn lực phát triển kinh tế
Việc hỗ trợ sinh kế cho người dân được chính quyền huyện Võ Nhai quan tâm triển khai hiệu quả, giúp người dân có thêm nguồn lực phát triển kinh tế

Nhờ đó, giai đoạn 2020-2023, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm bình quân từ 5% trở lên. Theo kết quả rà soát năm 2023, xã còn 106 hộ nghèo, chiếm 9,16% (giảm gần 46% so với năm 2016) và 35 hộ cận nghèo, chiếm 3,03%; thu nhập bình quân của người dân đạt 42 triệu đồng/người/năm… 

Được biết, trong năm vừa qua, cùng với việc quan tâm tạo sinh kế, ổn định cuộc sống cho người dân, huyện Võ Nhai cũng quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, hỗ trợ làm nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí học tập... cho đồng bào DTTS. Tính riêng trong năm 2023, bên cạnh nguồn lực từ chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, huyện Võ Nhai đã dành trên 121 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ trên 105 tỷ đồng; ngân sách tỉnh, huyện và xã hội hóa gần 15,8 tỷ đồng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống bà con vùng DTTS.

Nguồn vốn trên được dùng triển khai thực hiện 10 dự án, gồm: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn…

Ông Dương Văn Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai đánh giá: Tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện là 28%, kế hoạch giảm nghèo của huyện hằng năm 3% trở lên. Qua triển khai các Chương trình MTQG trong năm 2022, năm 2023 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 4,2%/năm. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục triển khai tốt các Chương trình MTQG, đồng thời nhân rộng những mô hình hỗ trợ có hiệu quả trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn huyện để giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Bình: Đảm bảo chất lượng và vượt tiến độ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS

Quảng Bình: Đảm bảo chất lượng và vượt tiến độ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS

Vượt qua nhiều khó khăn do đặc thù về địa hình, địa bàn cư trú của đồng bào các DTTS, cuộc Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được tiến hành đúng quy trình, đảm bảo chất lượng thông tin thu thập và vượt tiến độ.