Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Vốn tín dụng chính sách - “Đòn bẩy” giúp đồng bào DTTS thoát nghèo

Anh Đức - 20:35, 14/06/2023

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng nghìn hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có thêm nguồn lực để mở rộng sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Lãnh đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đắk R’Lấp kiểm tra sử dụng nguồn vốn vay của gia đình chị H’ Loan ở bon PiNao, xã Nhân Đạo.
Lãnh đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đắk R’Lấp kiểm tra sử dụng nguồn vốn vay của gia đình chị H’ Loan ở bon PiNao, xã Nhân Đạo.

“Điểm tựa” của người dân

Ông Lê Văn Chiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT-Ngân hàng CSXH tỉnh Đắk Nông cho biết: Công tác giảm nghèo luôn được địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Vì thế, thời gian qua, phía địa phương phối hợp tốt với Ngân hàng CSXH tạo điều kiện hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận và vay vốn. Đến hết tháng 5/2023, toàn tỉnh có 70.363 hộ vay vốn các chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ đạt hơn 3.939 tỷ đồng.

Đối với những phương án sử dụng vốn vay được phê duyệt, tỉnh chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp hướng dẫn, tư vấn cho các hộ dân. Hầu hết, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã sử dụng đúng mục đích, nâng cao hiệu quả các mô hình sản xuất. Đời sống của bà con từng bước ổn định. Mức sống ở những địa bàn có đông đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc hơn. Nhận thức của bà con thay đổi từng ngày.

Năm 2019, ông K’Thét ở xã Đắk Som, huyện Đắk Glong được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn của Ngân hàng CSXH. Ông K’Thét đã dành số tiền vay được mua máy móc, thiết bị, phân bón chăm sóc hơn 2 ha cà phê. Nhờ đó, năng suất vườn cây dần cải thiện. “Nhiều năm trước, vườn cà phê chỉ cho gần 4 tấn nhân/vụ. Nay, năng suất vườn cây đã tăng lên, đạt hơn 6 tấn/vụ. Gia đình có thêm nguồn thu để trang trải cuộc sống, trả nợ cho ngân hàng”, ông K’Thét cho biết.

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội là đòn bẩy quan trọng tạo động lực cho hộ dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thoát nghèo và phát triển kinh tế bền vững.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội là đòn bẩy quan trọng giúp đồng bào DTTS thoát nghèo

Ưu tiên các hộ đồng bào DTTS

Cũng như ông K’Thét, hộ gia đình chị H’ Loan ở bon PiNao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp cũng vừa thoát nghèo năm 2022. Gia đình chị có 7 nhân khẩu, nhưng đất sản xuất ít. Nhận thấy khả năng gia đình phù hợp với chăn nuôi gia súc, năm 2018, chi H' Loan làm đơn vay vốn Ngân hàng CSXH 50 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ cận nghèo nghèo. Với số tiền vay được, chị đã đầu tư mua 2 con bò giống và xây dựng 200n m2 chuồng trại. Sau gần 4 năm, từ cặp bò giống ban đầu đến nay đàn bò của gia đình Chị đã có 7 con bò.

Chị H’ Loan phấn khởi: “Nhờ vốn vay ưu đãi mà gia đình tôi mới có cơ hội thoát nghèo. Hiện nay, gia đình đang đầu tư chăn nuôi bò. Nếu thuận lợi, gia đình sẽ trả được hết nợ ngân hàng đúng hạn và có thu nhập ổn định từ chăn nuôi bò”.

Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh, tính đến hết tháng 5/2023, toàn tỉnh có gần 45.735 hộ đồng bào DTTS vay vốn Ngân hàng CSXH với dư nợ hơn 2.324 tỷ đồng. Hằng năm, dựa trên nguồn vốn phân bổ, đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, thống kê nhu cầu vay vốn. Sau khi nắm chắc hoàn cảnh gia đình, phương án các hộ vay đầu tư, ngân hàng sẽ giải ngân. Quá trình giải ngân sẽ ưu tiên những hộ có hoàn cảnh thực sự khó khăn, hộ đồng bào DTTS, hộ ở vùng sâu, vùng xa. 

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện luôn bám sát địa bàn, kịp thời hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn hiệu quả. Trên cơ sở danh sách được phê duyệt, các tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở sẽ hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích. Trường hợp nào sử dụng vốn vay để mua sắm trang thiết bị sinh hoạt, dẫn đến không có nguồn trả lãi, nợ cho ngân hàng sẽ được kiểm soát kịp thời, hạn chế tối đa việc sử dụng không đúng mục đích, không có hiệu quả nguồn vốn vay... 

Tin cùng chuyên mục
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.