Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Vừ Mí Tủa đoạt giải Cây bút triển vọng tại cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50

BĐT (T/h) - 13:18, 29/11/2021

Tại cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50, em Vừ Mí Tủa, dân tộc Mông, học sinh lớp 7A3 Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Xín Cái (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) đã xuất sắc đoạt giải Cây bút triển vọng với chủ đề “Siêu nhân màu xanh”.

Trong lớp học, Vừ Mí Tủa là học sinh gương mẫu, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. Ảnh: BHG
Trong lớp học, Vừ Mí Tủa là học sinh gương mẫu, tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. Ảnh: BHG

Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50, năm 2021 do Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) tổ chức với đề tài: "Hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19" (Write a letter to a family member about your experience of the COVID-19 pandemic).

Cuộc thi được phát động và triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 12/2020 - 3/2021. Tham gia Cuộc thi có hơn 1 triệu bức thư dự thi của các em học sinh đến từ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. 

Cuộc thi được triển khai sâu rộng đến các đơn vị trường học, thu hút đông đảo các em học sinh tham gia. Trong đó, em Vừ Mí Tủa, dân tộc Mông, học sinh lớp 7A3 Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Xín Cái (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) tham gia viết thư cho “bố nuôi”, với chủ đề “Siêu nhân màu xanh” là chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái đang ngày đêm canh gác bảo vệ biên giới của Tổ quốc để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch Covid-19. 

Với lời văn giản dị, chân thực, tình cảm, em Vừ Mí Tủa là đại diện duy nhất của tỉnh Hà Giang được Ban Tổ chức trao giải Cây bút triển vọng của Cuộc thi. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.