Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Vươn lên từ vốn vay ưu đãi

Phương Linh - 06:12, 27/03/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, nguồn vốn tín dụng chính sách đã phủ kín 100% xã, phường, thị trấn và 100% thôn, bản với trên 2.375 Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Các Tổ TK&VV đã chuyển tải đầy đủ, kịp thời nguồn vốn vay ưu đãi đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, đã hỗ trợ thiết thực, giúp đỡ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS tại các địa phương trong tỉnh từng bước ổn định cuộc sống.

Nhờ nguồn vốn vay từ tín dụng chính sách xã hội, hộ vay Chẩu Văn Binh ở thôn Nà Muông xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình đã vươn lên thoát nghèo
Nhờ nguồn vốn vay từ tín dụng chính sách xã hội, hộ vay Chẩu Văn Binh ở thôn Nà Muông xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình đã phát triển chăn nuôi bò, vươn lên thoát nghèo

Những năm qua, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác trong tỉnh đã làm tốt công tác uỷ thác vốn vay từ NHCSXH, trở thành “cầu nối” quan trọng khi mang nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ đó, nhiều gia đình đã có vốn đầu tư và phát triển trồng trọt, chăn nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Vũ Thế Anh, Phó Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang cho biết: Năm 2023, tín dụng chính sách xã hội luôn được các cấp, các ngành, địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện, nhất là đối với người nghèo. Hiện nay, nguồn vốn cho vay của NHCSXH được chuyển tải phủ khắp đến 100% xã, phường, thị trấn, nhằm phục vụ và tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi một cách thuận lợi, kịp thời và đúng đối tượng thụ hưởng, đáp ứng phù hợp nhu cầu vốn.

Qua đó, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác trên địa bàn tỉnh có thêm điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, từ đó tăng thu nhập, ổn định cuộc sống hơn. Đến nay, NHCSXH tỉnh đã triển khai nguồn vốn vay trên địa bàn với số tiền hơn 4.282 tỷ đồng với trên 80.000 khách hàng còn dư nợ vốn vay.

Đầu tư chăn nuôi là một trong những hướng đi phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi trên địa bàn huyện Yên Sơn
Đầu tư chăn nuôi là một trong những hướng đi phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi trên địa bàn huyện Yên Sơn

Từ nguồn vốn chính sách được vay, anh Đặng Văn Lanh ở Thôn Làng Là, Thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn đã đầu tư mô hình Chăn nuôi bò sinh sản từ chương trình cho vay hộ nghèo, Anh chia sẻ: “Ðược hỗ trợ vay nguồn vốn từ NHCSXH huyện 50 triệu đồng, cùng tiền tích luỹ 20 triệu đồng, tôi đầu tư mua 03 con bò sinh sản. Hiện tại đàn bò gia đình tôi đang phát triển rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế. Mỗi năm gia đình tôi thu về 25 triệu đồng/năm. Tôi mong muốn tới đây sẽ nhân rộng mô hình này và làm thêm mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi. Cũng rất mong được NHCSXH huyện và cấp trên sẽ hỗ trợ cho tôi thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình”.

Tranh thủ nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện Lâm Bình, anh Chẩu Văn Binh ở thôn Nà Muông, xã Khuôn Hà mạnh dạn thử nghiệm mô hình chăn nuôi bò sinh sản. Nhờ cần cù chịu khó, lấy công làm lời nên trong năm qua, anh Bình duy trì được mô hình. Anh Chẩu Văn Binh cho biết cho biết: “Các anh em trong TT&VV đã hỗ trợ tôi tận tình. Phía NHCSXH cũng đã hỗ trợ tôi kịp thời, giải ngân cho tôi nguồn vốn vay 70 triệu đồng để kịp thời tái đàn. Gia đình dùng nguồn phân chuồng để dùng cho hầm bể BIOGAS để tạo chất đốt và nguồn phân chuồng còn dùng để trồng lúa, ngô và lạc giúp tăng năng suất cây trồng và tiết kiệm chi phí trong trồng trọt. Hiện nay, với việc duy trì chăn nuôi bò sinh sản, gia đình thu lợi nhuận khoảng từ 120-140 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 2 lao động tại địa phương với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng”.

Xưởng dệt của chị Dương Thị Luyến ở thôn Nà Tang, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) là một trong rất nhiều hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
Xưởng dệt của chị Dương Thị Luyến ở thôn Nà Tang, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) là một trong rất nhiều hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi

Với sự tài trợ toàn diện từ vốn, cơ chế, cùng với tư duy dám nghĩ, dám làm của những người nghèo muốn thoát nghèo, đã có nhiều hộ vươn lên ổn định cuộc sống, kinh tế phát triển hơn. Năm 2023, tổng doanh số cho vay của chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đạt 1.141,2 tỷ đồng, với hơn 21.591 lượt khách hàng được vay vốn. Trong đó, doanh số cho vay đối với đối tượng thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đạt 982,3 tỷ đồng (chiếm 86,1% doanh số cho vay). Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 18,9% năm 2022 xuống còn 14,03% năm 2023, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 37,7 triệu đồng/ năm năm 2022 lên gần 40 triệu đồng/năm năm 2023.

Ðể nâng cao hơn nữa hiệu quả của chương trình giảm nghèo, thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tập trung ưu tiên các nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo đối với vùng đồng bào DTTS; chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động tự vươn lên thoát nghèo của người dân, vận động để thay đổi suy nghĩ, cách làm, thói quen của bà con theo hướng “bắt tay, chỉ việc” giúp họ tự tổ chức sản xuất, ổn định cuộc sống.

“Hoạt động của NHCSXH trên địa bàn tỉnh đã góp phần cùng với địa phương ngăn chặn việc cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể. Từ đó, góp phần chung tay trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm dần qua từng giai đoạn”, ông Vũ Thế Anh, Phó Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.