Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Xây dựng các Khu nghỉ dưỡng trên tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu (Bình Định): Nhiều bất cập cần xử lý triệt để

Lê Phương - 10:07, 24/03/2020

Nằm trong quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Bình Định, dọc tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu, hàng chục dự án du lịch nghỉ dưỡng đã được UBND tỉnh cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dự án, bộc lộ nhiều bất cập, người dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị xử lý, nhưng đến nay vẫn chưa được chính quyền và đơn vị liên quan giải quyết.

Khu du lịch nghỉ dưỡng Quy Nhơn Sea đổ đất lấn biển
Khu du lịch nghỉ dưỡng Quy Nhơn Sea đổ đất lấn biển

“Bịt” đường xuống biển

Theo Quyết định số 1976/QĐ-UBND, ngày 12/6/2019 của UBND tỉnh Bình Định, phê duyệt đồ án quy hoạch điều chỉnh 1/2.000 các điểm du lịch - dịch vụ dọc tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu, thuộc Phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn, tổng cộng có 19 điểm du lịch, với tổng diện tích khoảng 300ha. Sự xuất hiện của những khu du lịch này góp phần làm cho diện mạo của du lịch Bình Định đổi thay rất nhiều. 

Nhưng khi khu du lịch “mọc ra” cũng là lúc ngư dân địa phương bị “bịt” đường xuống biển. Đơn cử như Khu nghỉ dưỡng Avani Quy Nhơn, do Công ty TNHH Du lịch Bãi Dài Quy Nhơn làm chủ đầu tư đã được xây dựng và đi vào hoạt động một thời gian. Song kể từ khi công trình này được xây dựng, con đường đi xuống biển của người dân trong khu vực bị bịt lại.

Anh Dũng, người dân sinh sống ở khu vực 1, Phường Ghềnh Ráng chia sẻ: Con đường xuống biển đã tồn tại từ rất lâu, nhưng hiện không còn nữa vì chủ đầu tư các Khu nghỉ dưỡng đã rào chắn hết lối đi. Trước đây, khu vực này là nơi người dân để ghe, thuyền sau khi đi đánh bắt hải sản về.

Tiếp giáp Khu nghỉ dưỡng Avani Quy Nhơn là Khu nghỉ dưỡng Ami resort & Spa của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển kỹ thuật Đông Nam và Khu du lịch nghỉ dưỡng Quy Nhơn Sea của Công ty TNHH Sài Gòn Max đang xây dựng. Cả 2 khu nghỉ dưỡng này xây liền nhau, doanh nghiệp dùng dây thép gai rào, chắn hết các lối đi xuống biển của người dân. Mỗi khi cần xuống biển, họ chui qua hàng rào thép gai để đi và nếu gặp bảo vệ của Khu nghỉ dưỡng liền bị đuổi ra ngoài. 

Ảnh hưởng cảnh quan tự nhiên

Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy, các khu nghỉ dưỡng này không chỉ xây dựng bịt hết các lối đi của người dân mà còn tồn tại nhiều bất cập như: Đổ đất lấn biển, xây các tòa nhà trên đá, ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên và vi phạm hành làng an toàn đường bộ. Cụ thể, tại Khu nghỉ dưỡng Ami resort & Spacủa Công ty TNHH Đầu tư Phát triển kỹ thuật Đông Nam, chúng tôi phát hiện một bể chứa nước xây dựng gần sát hành làng an toàn Quốc lộ 1D và đang xây rào bao quanh khu vực. 

Khu nghỉ dưỡng Ami resort & Spa và Khu du lịch nghỉ dưỡng Quy Nhơn Sea đều đổ đất đá tràn xuống biển. Chưa hết, Khu nghỉ dưỡng Ami resort & Spa còn xây dựng các dãy nhà nằm chênh vênh trên mép đá. Việc các doanh nghiệp tận dụng những khối đá tự nhiên làm chân đế, sau đó đổ trụ bê tông lên trên để xây nhà, về lâu dài sẽ không bảo đảm chất lượng. Đó là chưa nói đến việc, các công trình này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan tự nhiên. 

Trao đổi với phóng viên, ông Võ Chí Thiện, Chủ tịch UBND Phường Ghềnh Ráng cho biết: UBND phường đã nhận thông tin phản ánh của người dân. Tuy nhiên, theo ông Thiện, phường phải kiểm tra hiện trạng bản đồ để xác định, trước khi dự án hình thành thì đã có đường hay chưa. UBND tỉnh cấp đất cho chủ đầu tư Khu nghỉ dưỡng có con đường hay không có. “Như vậy, chúng tôi mới trả lời báo chí và người dân được. Còn việc xây dựng như thế nào có đúng theo Giấy phép xây dựng và thiết kế hồ sơ dự án hay không thì UBND phường không có thẩm quyền kiểm tra”, ông Thiện khẳng định.

UBND phường đã nhận thông tin phản ánh của người dân. Tuy nhiên, theo ông Thiện, phường phải kiểm tra hiện trạng bản đồ để xác định, trước khi dự án hình thành thì đã có đường hay chưa. UBND tỉnh cấp đất cho chủ đầu tư Khu nghỉ dưỡng có con đường hay không có. “

Ông Võ Chí Thiện, Chủ tịch UBND Phường Ghềnh Ráng

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.