Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Xây dựng hệ thống cảnh báo trực quan: Giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai

Hoàng Thanh - 10:43, 09/09/2020

Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai thì việc tăng cường dự báo, cảnh báo là rất cần thiết. Trong điều kiện con người và phương tiện, công nghệ hỗ trợ phòng, chống thiên tai (PCTT) còn hạn chế, thì việc xây dựng hệ thống cảnh báo trực quan là một giải pháp phù hợp.

Lào Cai là một trong những tỉnh đi đầu trong việc hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai
Lào Cai là một trong những tỉnh đi đầu trong việc hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai

Ngầm tràn (hay còn gọi là cầu tràn) suối Rẽo, ở xã Hồng Tiến, thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) thường bị ngập mỗi khi có mưa lớn. Do không có biển cảnh báo nên rất nguy hiểm đối với người tham gia giao thông khi đi qua.

Đêm 16/8/2020, mưa lớn kéo dài trên diện rộng khiến ngầm tràn suối Rẽo bị ngập. Thời điểm này, xe ô tô 5 chỗ do anh Phạm Thanh Ảnh, ở xóm Vo, xã Tân Thành (huyện Phú Bình) cầm lái và xe máy do anh Lưu Văn Sinh, ở phường Cải Đan (TP. Sông Công) điều khiển đi qua ngầm, do nước chảy mạnh đã cuốn trôi cả người và phương tiện xuống suối. Rất may vụ việc không có thương vong về người. 

Không chỉ xã Hồng Tiến của thị xã Phổ Yên mà ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều ngầm tràn không có biển cảnh báo, là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến những tai nạn thương tâm khi mưa lũ về. Như ở xã Quân Chu (huyện Đại Từ), nằm dưới chân núi Tam Đảo, mỗi khi trời mưa, nước lũ chảy về dồn dập từ khe suối khiến các ngầm tràn trên địa bàn xã trở thành các điểm đặc biệt nguy hiểm. 

Còn nhớ đêm 25/5/2016, 2 công nhân Nhà máy Điện tử Samsung Thái Nguyên trên đường đi làm về bằng xe máy, khi qua ngầm tràn xóm Vang qua suối Hòa Bình 1, xã Quân Chu đã bị lũ ống cuốn trôi cả người và xe. Một người bị trôi khoảng 100m may mắn thoát được lên bờ; còn một nạn nhân bị lũ cuốn trôi mất tích, đến ngày hôm sau mới tìm thấy thi thể.

“Rút kinh nghiệm từ những năm trước, để bảo đảm an toàn, trong những ngày mưa bão, chúng tôi cắt cử lực lượng tham gia trực 24/24 tại các điểm nguy hiểm dễ xảy lũ ống nhằm cảnh báo không cho người dân, học sinh đi lại”, ông Lê Văn Toản, Bí thư Đảng ủy xã Quân Chu cho biết. 

Ngầm tràn không có biển cảnh báo nên rất nguy hiểm đối với người tham gia giao thông khi mưa lũ về
Ngầm tràn không có biển cảnh báo nên rất nguy hiểm đối với người tham gia giao thông khi mưa lũ về

Thực tế, việc cắt cử lực lượng thường trực tại những điểm có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét mới chỉ là giải pháp về con người. Nhưng tại những điểm có nguy cơ cao này, cùng với lực lượng tham gia ứng trực thì chính quyền địa phương, ngành giao thông có thể lắp đặt hệ thống cảnh báo trực quan (cột báo lũ) để giúp người dân nhận biết được mức độ nguy hiểm. Hệ thống cảnh báo trực quan này có chi phí lắp đặt không quá tốn kém, nhưng lại rất hiệu quả.

Anh Lê Văn Công, Công an viên xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát lấy ví dụ, tại ngầm tràn thôn Tân Long, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát (Lào Cai) trước đây khi chưa có cột cảnh báo đã có người qua ngầm tràn này bị lũ cuốn trôi. Từ ngày cột cảnh báo lũ được lắp đặt, xã cắt cử người canh gác tại ngầm tràn, tình trạng người qua không còn bị lũ cuốn trôi nữa.

Được biết, Lào Cai là một trong những tỉnh đi đầu trong việc hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai. Ngoài chủ động lắp đặt hệ thống cột báo lũ trên các ngầm tràn, toàn tỉnh đã đầu tư, nâng cấp 47 trạm quan trắc, cảnh báo và dự báo thời tiết, thiên tai; trong đó có 4 trạm khí tượng, 5 trạm thủy văn, 3 hệ thống cảnh báo lũ (do Hàn Quốc và Đài Loan tài trợ), 33 trạm đo mưa tự động, 2 hệ thống cảnh báo cháy rừng. Việc tăng cường đầu tư các hệ thống quan trắc, cảnh báo bước đầu đã phát huy hiệu quả, phục vụ tốt việc ra quyết định ứng phó kịp thời khi thiên tai xảy ra.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.