Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Tín dụng chính sách giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế

Hải Dương - 16:05, 30/10/2019

An Giang là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc Khmer còn cao so với mặt bằng chung trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh tỉnh An Giang đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, ngăn chặn tình trạng tín dụng đen trên địa bàn.

Nhờ vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, nhiều hộ nghèo ở tỉnh An Giang có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Nhờ vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, nhiều hộ nghèo ở tỉnh An Giang có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Ông Tô Văn Hoảnh, Phó Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang cho biết, NHCSXH tỉnh đang thực hiện 16 chương trình tín dụng từ nguồn vốn của Chính phủ để cho vay hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS và các đối tượng chính sách khác. 

Các chương trình cho vay cụ thể như: Chương trình tín dụng hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ mới thoát nghèo; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn… Nguồn vốn ưu đãi được đầu tư chủ yếu vào các đối tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, sửa chữa nhà ở, công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ kinh phí học tập… 

Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh đến nay là hơn 3.069 tỷ đồng với gần 160 ngàn khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay đối với người DTTS trên địa bàn tỉnh là 162 tỷ đồng với 11.278 khách hàng, chiếm tỷ lệ 41,85% trên tổng số hộ đồng bào DTTS và chiếm 5,27% trong tổng dư nợ tại NHCSXH tỉnh.

Để triển khai việc cho vay vốn được tốt, NHCSXH đã tập trung xây dựng mạng lưới Điểm giao dịch xã và tổ chức hoạt động của Tổ giao dịch xã để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH tỉnh An Giang đã tổ chức được 156/156 Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, với 3.704 tổ tiết kiệm và vay vốn. 

Để tiết giảm các chi phí giao dịch của người vay, nhất là hộ DTTS ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, đồng thời, thực hiện dân chủ, công khai việc cho vay vốn tín dụng đến tận cơ sở, hầu hết các hoạt động giao dịch của NHCSXH tỉnh với khách hàng đều được thực hiện tại Điểm giao dịch xã. Điều này tạo nên hình ảnh tốt đẹp, đặc thù riêng có cho ngân hàng. 

Gia đình bà Néang Rươl, dân tộc Khmer ở ấp Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn là một trong những hộ gia đình được vay vốn của NHCSXH để phát triển chăn nuôi bò. Từ lúc có 1 con bò, đến nay trong chuồng bò của gia đình bà lúc nào cũng có 4 con bò thịt. Mỗi năm gia đình bà xuất chuồng 2 đợt, mỗi đợt 4 con bò thịt, lãi hơn 50 triệu đồng. Nhờ chăn nuôi có hiệu quả, gia đình bà Néang Rươl đã cất được nhà mới khang trang, mua được cả xe máy và 20 công đất ruộng. Bà Néang Rươl cho biết, nhờ được vay vốn NHCS huyện để nuôi bò, mà cuộc sống gia đình bà được cải thiện và khá lên. 

Cũng như gia đình bà Néang Rươl, từ nguồn vốn vay của NHCSXH, gia đình ông Chau Sane ở ấp Tà Miệt, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn đã đầu tư nuôi bò và sản xuất hoa màu từ 4 công đất ruộng. Từ chỗ là hộ nghèo đến nay gia đình ông đã vươn lên thoát nghèo và có thu nhập ổn định.

Ông Tô Văn Hoảnh, Phó Giám đốc NHCSXH chi nhánh tỉnh An Giang khẳng định: Nguồn vốn phục vụ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng tăng, chất lượng tín dụng ngày một tốt hơn, chính sách tín dụng ưu đãi đáp ứng được nguyện vọng của Nhân dân. Chính sách tín dụng ưu đãi cùng với chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.