Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Xuân Lẹ (Thanh Hóa): Lâm tặc ngang nhiên “xẻ thịt” rừng phòng hộ

Quỳnh Chi - 09:27, 14/07/2020

Theo phản ánh của người dân thôn Bọng Nàng, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), thời gian qua, nhiều diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn đã bị tàn phá. Mặc dù, lực lượng chức năng thông tin là, luôn thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng, nhưng trên thực tế, rừng phòng hộ vẫn đang bị lâm tặc “xẻ thịt”.

Lực lượng Kiểm Lâm tuần tra phát hiện nhiều gốc cây lớn đường kính từ 40cm trở lên bị chặt phá.
Lực lượng Kiểm Lâm tuần tra phát hiện nhiều gốc cây lớn đường kính từ 40cm trở lên bị chặt phá.

Anh C.V.T (xin phép được dấu tên), người dân thôn Bọng Nàng cho biết: Rừng ở đây có tiền lệ bị lâm tặc khai thác từ trước tới nay, người dân bản chúng tôi vô cùng bức xúc bởi những cây gỗ rừng cứ dần bị đốn hạ. Mỗi lần người dân trong bản vào rừng phát hiện có cây bị đốn hạ và xẻ gỗ, chúng tôi đều báo lên cán bộ xã, nhưng không hiểu vì sao tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn và chưa dừng lại.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, ông Lương Công Thắm, Chủ tịch UBND xã Xuân Lẹ cho biết: Những năm gần đây, tình trạng phá rừng ở Xuân Lẹ đã hạn chế hơn rất nhiều, đặc biệt người dân ở đây cũng ý thức được việc bảo vệ rừng và phối hợp cùng với lực lượng chức năng.

“Nhưng về cơ bản vẫn còn một số ít đối tượng lợi dụng rừng núi hiểm trở để khai thác gỗ trái phép. Khi phát hiện, chúng tôi đều xử lý rất nghiêm túc”, ông Thắm thông tin.

Ông Nguyễn Hữu Hậu, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân cho biết: Khu vực rừng phòng hộ bị phá nằm giáp ranh giữa xã Xuân Lệ (Thanh Hóa) và huyện Quế Phong (Nghệ An). Địa bàn giáp ranh này rất rộng và hiểm trở. Lực lượng Kiểm lâm viên thì rất mỏng, nhiều khi kiểm tra xong khu vực bên này rồi mới chuyển sang khu vực bên kia, vì vậy nhiều khi không phát hiện kịp thời tình trạng phá rừng.

Sau khi phát hiện rừng phòng hộ bị tàn phá, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương, cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, truy tìm thủ phạm để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Loại cây bị chặt thường có đường kính từ 40cm trở lên; phần lớn gỗ xẻ ván được vận chuyển ra ngoài.

Cụ thể tại các lô 63, 64, 66 - khoảnh 4a, Tiểu khu 547 và lô 22 khoảnh 4b trạng thái rừng phòng hộ phát hiện có 9 cây gỗ nhóm 5+6 bị khai thác trái phép, khối lượng lâm sản thiệt hại 6,394m3. Gỗ còn lại tại rừng là 3,507m3, gỗ đã lấy khỏi rừng 2,887m3, thời điểm khai thác khoảng tháng 4, tháng 5.

Ông Nguyễn Văn Bính, Phó phòng Thanh tra Pháp chế - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết: Con đường 45/48 được Nhà nước mở ra trước đây là vào khu rừng sản xuất, nay lâm tặc lợi dụng vào khai thác và chở gỗ ra ngoài. Hiện Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân và chính quyền địa phương đã phân công lực lượng bảo vệ hiện trường, đưa số gỗ tang vật về nơi tạm giữ. Lực lượng Kiểm lâm cũng đang phối hợp Công an và Viện Kiểm sát điều tra đối tượng vi phạm để xử lý.

Tuy nhiên, theo thông tin từ người dân, lâm tặc vẫn ngang nhiên phá rừng, hạ nhiều cây gỗ lớn. Dư luận đang đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của những đơn vị được giao quản lý bảo vệ rừng để xảy ra sự việc trên. UBND tỉnh Thanh Hóa cần chỉ đạo các ngành chức năng nhanh chóng điều tra, truy tìm thủ phạm phá rừng và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Khu vực rừng phòng hộ bị phá nằm giáp ranh giữa xã Xuân Lệ (Thanh Hóa) và huyện Quế Phong (Nghệ An). Địa bàn giáp ranh này rất rộng và hiểm trở. Lực lượng Kiểm lâm viên thì rất mỏng, nhiều khi kiểm tra xong khu vực bên này rồi mới chuyển sang khu vực bên kia, vì vậy nhiều khi không phát hiện kịp thời tình trạng phá rừng”.

Ông Nguyễn Hữu Hậu, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân.


Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.