Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Xuân trên những bản tái định cư

Hoài Dương - 10:44, 04/02/2020

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng hơn 9.000 hộ dân, chủ yếu là đồng bào DTTS, nhường đất cho dự án Thuỷ điện Lai Châu đang từng bước ổn định, gắn bó với nơi ở mới. Với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và nỗ lực của người dân, kinh tế - xã hội ở các khu tái định cư đang ngày càng khởi sắc. Đồng bào đang phấn khởi đón một mùa Xuân mới đủ đầy, ấm áp hơn.

Diện mạo mới khu tái định cư bản Mường Tè, xã Mường Tè, huyện Mường Tè (Lai Châu).
Diện mạo mới khu tái định cư bản Mường Tè, xã Mường Tè, huyện Mường Tè (Lai Châu).

Xã Mường Tè, một trong những xã điểm tái định cư Thuỷ điện Lai Châu, hàng trăm ngôi nhà mới kiên cố, khang trang đã được dựng lên. Anh Lò Văn Mum, dân tộc Thái, ở bản Mường Tè, một trong những hộ dân được di dời để nhường đất cho công trình Thuỷ điện Lai Châu chia sẻ: “Chuyển đến nơi ở mới, cuộc sống của chúng tôi có nhiều thay đổi. Đường sá rộng rãi, điện nước đầy đủ thuận lợi hơn cho cuộc sống. Nhiều gia đình mua sắm được tivi, xe máy; trẻ em đuợc học hành trong những ngôi trường mới, khang trang, sạch đẹp nên ai cũng phấn khởi”.

Tương tự, Mường Mô là một xã rất nghèo thuộc huyện Nậm Nhùn. Sau 8 năm di dân tái định cư, nhờ các chính sách hỗ trợ tái định cư và hỗ trợ sản xuất, trung tâm xã Mường Mô hiện nay đã mang dáng dấp thị trấn vùng cao. Đời sống người dân được nâng lên, không khí tết cũng vì thế mà như đến sớm hơn. Có đường giao thông đi lại thuận lợi, có điện lưới, những điểm trường kiên cố được xây dựng, việc học của con em được chăm lo chu đáo.

Anh Lò Văn Phú, dân tộc Thái, ở bản tái định cư Bản Giảng, xã Mường Mô cho biết: Trước đây, sống tại nơi ở cũ không có điện lưới Quốc gia. Muốn có điện phải tự đi lắp máy phát điện ở suối. Khi mưa lũ máy móc cũng theo đó mà cuốn đi hết. Bây giờ khác rồi. Điện, nước sinh hoạt được Nhà nước hỗ trợ, đưa đến tận nhà. Đường sá đi lại được đầu tư mở rộng nên sinh hoạt hằng ngày của chúng tôi thuận lợi hơn rất nhiều. Trong bản, nhiều hộ dân đã mua sắm được tivi, xe máy, tủ lạnh, máy nông nghiệp phục vụ sản xuất...

Cuộc sống của gia đình chị Chu Thị Quyên, dân tộc Thái ở bản tái định cư Nậm Củm, xã Mường Tè, huyện Mường Tè từng rơi vào cảnh rất khó khăn, thậm chí, có những thời điểm đói ăn. Nay, gia đình chị đã có ngôi nhà kiên cố, có của ăn, của để.

Nét xuân. (Ảnh MH)
Nét xuân. (Ảnh MH)

Chị Quyên nói trong niềm vui: Năm 2014, sau khi được xã vận động tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt. Gia đình chị mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ tổ vay vốn của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã. Tận dụng đất được cấp theo dự án tái định cư, vợ chồng chị đã đầu tư xây dựng chuồng trại, tập trung chăn nuôi và nấu rượu, làm đậu phụ bán. Đến nay, gia đình tôi có trên 20 con lợn, hơn 200 con gà, vịt, mỗi năm xuất chuồng hai lứa, thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Con cái có điều kiện ăn học đầy đủ, lại có của ăn của để. Tết này, gia đình phấn khởi lắm”.

Tại bản tái định cư Nậm Hài, xã Mường Mô, gia đình chị Điêu Thị Thiện cũng vui hơn khi ngôi nhà kiên cố, rộng rãi, mái lợp tôn với trị giá 200 triệu đồng mới được hoàn thành từ sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua dự án tái định cư thuỷ điện Lai Châu. “Chúng tôi rất vui vì được Nhà nước lo cho chỗ ở ổn định, ngày giáp Tết lại có các đoàn về chúc Tết, tặng quà cho bà con…”, chị Thiện nói trong xúc động.

Niềm vui, sự phấn khởi ấy không chỉ với gia đình chị Quyên, chị Thiện, mà đến với hàng nghìn hộ dân khác trên địa bàn. Ông Giàng A Tính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết, đến nay các khu tái định cư đã cơ bản hoàn thiện hệ thống điện, đường, trường, trạm cho người dân. Các hộ gia đình từ ngày sống tập trung về khu tái định cư đã có cuộc sống ổn định hơn trước vì được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ làm nhà và phát triển kinh tế. Mùa Xuân đã về với diện mạo vùng quê mới khang trang, phát triển, bà con hân hoan bắt tay vào vụ mùa mới với niềm tin, hi vọng sẽ gặt hái được những thành quả bội thu.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.