Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Yên Bái: Tăng cường huy động các nguồn lực hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo

Việt Cường - 08:24, 06/05/2023

Để kịp thời giúp các hộ nghèo có điều kiện “an cư, lạc nghiệp”, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn, tỉnh Yên Bái đã phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025.

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh kiểm tra việc làm nhà cho hộ nghèo tại thị xã Nghĩa Lộ
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh kiểm tra việc làm nhà cho hộ nghèo tại thị xã Nghĩa Lộ

Mục tiêu của Đề án nhằm thực hiện đầy đủ, toàn diện, kịp thời, hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hỗ trợ nhà ở đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Huy động, lồng ghép các nguồn lực để giải quyết cơ bản tình trạng khó khăn về nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, giúp các hộ giảm bớt khó khăn, ổn định và nâng cao đời sống, giải quyết các thiếu hụt về nhà ở của hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm nghèo nhanh, nâng cao tính bền vững của công tác giảm nghèo.

Giai đoạn 2023 - 2025, Đề án sẽ hỗ trợ xây dựng 3.022 căn nhà (làm mới 2.351 nhà, sửa chữa 671 nhà) cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Năm 2023 dự kiến làm mới 1.305 nhà, sửa chữa 293 nhà; năm 2024 dự kiến làm mới 1.046 nhà, sửa chữa 378 nhà.

Đề án sẽ huy động, lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bảo đảm nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ theo phương thức trực tiếp một phần, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở. Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không thể tự tổ chức làm nhà thì địa phương nơi cư trú có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức làm nhà.

Nhà ở sau khi được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa phải bảo đảm chất lượng theo quy định của Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ Xây dựng, cụ thể: Bảo đảm diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2, bảo đảm 3 cứng (nền móng, khung tường, mái) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên. Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, có thể làm bằng các loại vật liệu tương đương có sẵn tại địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm thời gian sử dụng theo quy định.

Ủy ban MTTQ tỉnh trao hỗ trợ hộ gia đình ông Hà Văn Ắt, thôn bản Cóc, xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ làm mới nhà ở
Ủy ban MTTQ tỉnh trao hỗ trợ hộ gia đình ông Hà Văn Ắt, thôn bản Cóc, xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ làm mới nhà ở

Đối tượng hỗ trợ nhà ở là các hộ nghèo đang cư trú tại các huyện Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ và Tp. Yên Bái đã được các UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xác định có khó khăn về nhà ở. Hộ nghèo đang cư trú trên địa bàn huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải được xác định có khó khăn về nhà ở, đã được UBND các huyện rà soát, xác định có đủ điều kiện để hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 2088/QĐ-UBND ngày 27/12/2022 của UBND tỉnh Yên Bái về phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Mức hỗ trợ đối với các hộ cư trú tại các huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải: Hỗ trợ làm mới nhà ở là 60 triệu đồng/nhà, hỗ trợ sửa chữa nhà ở là 30 triệu đồng/nhà. Đối với các huyện, thị xã, thành phố còn lại trên địa bàn tỉnh: Hỗ trợ làm mới nhà ở là 50 triệu đồng/nhà, hỗ trợ sửa chữa nhà ở là 25 triệu đồng/nhà. Đối với các căn nhà mà nhà tài trợ có đề nghị tài trợ toàn bộ kinh phí làm mới hoặc sửa chữa với mức hỗ trợ cao hơn mức quy định trên thì thực hiện theo đề nghị của nhà tài trợ.

Tổng kinh phí hỗ trợ triển khai Đề án dự kiến là 148.875 triệu đồng; trong đó, kinh phí hỗ trợ làm mới là 129.390 triệu đồng, kinh phí hỗ trợ sửa chữa là 19.485 triệu đồng. Ngân sách Trung ương là 83.020 triệu đồng (chiếm 55,8%); ngân sách tỉnh và nguồn huy động hợp pháp khác là 65.855 triệu đồng (chiếm 44,2%). Nguồn ngân sách Trung ương được huy động từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (làm mới 1.518 căn nhà) là 60.720 triệu đồng; Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (làm mới 442 căn nhà, sửa chữa 231 căn nhà) là 22.300 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.