Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Yên Bái: Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục bền vững

Trọng Bảo - 11:29, 25/09/2020

Bước vào năm học mới, ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái đặt quyết tâm thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, mang tri thức đến với con em đồng bào các dân tộc.

Điều kiện học tập của con em đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái ngày càng được cải thiện
Điều kiện học tập của con em đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái ngày càng được cải thiện

Trường PTDTNT THPT tỉnh Yên Bái là mô hình trường chuyên biệt, được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. Trường có nhiệm vụ đào tạo, tạo nguồn cán bộ DTTS ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Thầy giáo Vũ Hải, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Năm học 2019 - 2020 vừa qua, Trường có 33 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi và khoa học kỹ thuật cấp tỉnh; 100% học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT, điểm trung bình chung đạt 6,92 điểm, đứng thứ hai toàn tỉnh; trên 30% học sinh lớp 12 có điểm xét tuyển 3 môn thi đại học từ 27 điểm trở lên, trong đó có 2 em có điểm cao nhất đạt 31,75 điểm.

Năm học mới này, thầy trò Nhà trường chung niềm phấn khởi khi được giảng dạy, học tập trong ngôi trường mới được xây dựng khang trang, sạch đẹp, với tổng kinh phí gần 76 tỷ đồng. Ngôi trường được xây dựng trên tổng diện tích hơn 6ha, gồm các khối nhà lớp học, nhà hiệu bộ, nhà đa năng, ký túc xá và nhiều hạng mục phụ trợ khác…

Những năm qua, công tác giáo dục đào tạo tại tỉnh Yên Bái đã và đang nhận được sự quan tâm của địa phương và được ưu tiên dành nhiều nguồn lực đầu tư để phát triển. Thể hiện rõ nhất là trong 5 năm qua, với mục tiêu để sự nghiệp giáo dục Yên Bái có sự phát triển bền vững, tỉnh đã đầu tư và hoàn thành Đề án “Sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp, đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020”, với tổng mức đầu tư trên 700 tỷ đồng. 

Ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái cho biết: Đề án đã cơ bản giải quyết khó khăn về phòng học và các công trình thiết yếu phục vụ nhu cầu của học sinh bán trú. Cụ thể, đã có 967 phòng học được xây mới, 444 phòng ở cho học sinh, 48 phòng công vụ, 93 bếp ăn, 146 nhà vệ sinh, 63 nhà tắm, 61 công trình nước sạch được xây dựng, mua sắm và trang bị cho các nhà trường 3.430 giường tầng cho học sinh bán trú, nội trú… 

Đặc biệt, năm học 2019 - 2020, chất lượng giáo dục đã có bước chuyển biến rõ rệt, trong đó, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học vừa qua tăng về số lượng và chất lượng giải. Toàn tỉnh có 27 học sinh đoạt giải (tăng 3 giải so với năm trước), trong đó, có 1 giải Nhất, 4 giải Nhì, 11 giải Ba, 11 giải Khuyến khích. 

“Thời gian tới, tỉnh Yên Bái sẽ tập trung đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa mới về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS… Theo đó, ngành Giáo dục tiếp tục rà soát, sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học. Khuyến khích các trường phổ thông triển khai thực hiện một số tiêu chí của “trường học hạnh phúc” phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị…”, ông Bằng thông tin thêm.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.