Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Yên Bái: Ưu tiên nguồn lực để phát triển lĩnh vực giáo dục toàn diện

Trang Diệp - 19:30, 16/07/2024

Xác định công tác đổi mới, phát triển toàn diện lĩnh vực giáo dục là giải pháp đầu tư vững chắc cho tương lai. Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách cho giáo dục, trong đó có chính sách ưu tiên nguồn lực với kinh phí đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Đồng chí Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái tặng quà cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải trong ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024.
Ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái tặng quà cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải trong ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024.

Ưu tiên nguồn lực để phát triển giáo dục

Mặc dù là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, nhưng, những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn ưu tiên tập trung nguồn lực, để đẩy mạnh phát triển giáo dục.

Với vai trò là đơn vị quản lý Nhà nước vềc giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái đã tích cực tham mưu UBND tỉnh Yên Bái trong việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, cải tạo nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất, đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Trong đó, Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 được xem là một trong những bước đột phá lớn của Ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái.

Đề án đã triển khai thực hiện 435 dự án, với tổng mức đầu tư trên 783 tỷ đồng. Hệ thống các cơ sở giáo dục thuộc Đề án đã nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức, nhà hảo tâm với số tiền gần 60 tỷ đồng. Đồng thời, Đề án đã huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng 122 phòng học, 496 phòng ở và các trang thiết bị phục vụ dạy học, đời sống cho học sinh bán trú.

Điều đáng nói, hằng năm, ngân sách chi cho GD&ĐT của tỉnh Yên Bái tăng, đặc biệt, so với nhiệm kỳ trước tăng lên 31,8% (riêng năm 2023 chiếm 33%, trong số đó, chi cho đầu tư chiếm gần 20%). Tính tới thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Yên Bái có 326 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Những con số, dẫn chứng nêu trên cho thấy sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền tỉnh Yên Bái dành cho lĩnh vực giáo dục, giúp học sinh phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học & THCS Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải đọc sách trong thư viện.
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học & THCS Dế Xu Phình, huyện Mù Cang Chải đọc sách trong thư viện.

Không ngừng đổi mới để phát triển bền vững

Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở, vật chất, Ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái còn đặc biệt chú trọng tới công tác nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên. Cụ thể, Yên Bái đã chủ động kết nối, mời các chuyên gia đầu ngành tới địa phương để tập huấn cho cán bộ, giáo viên, hướng dẫn đẩy mạnh các phương pháp giáo dục tiên tiến trong xây dựng chương trình giáo dục nhà trường.

Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý, cũng như những gợi ý từ các chuyên gia, nhiều Phòng GD&ĐT trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có những cách làm hay, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Tiêu biểu, như: Phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu đã tích cực tổ chức đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về việc sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý và giảng dạy. Các giáo viên đã được đào tạo về cách sử dụng nhiều ứng dụng và phần mềm giáo dục, để tạo ra những bài giảng hấp dẫn, tăng tính tương tác với học sinh.

Ông Bùi Thanh Tùng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Trạm Tấu, chia sẻ: “Thông qua các buổi đào tạo, tập huấn, nhận thức của cán bộ, giáo viên đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới giáo dục, tích cực ứng dụng công nghệ vào công tác chuyên môn. Từ đó tạo nên phong trào thi đua giữa các đơn vị”.

Điều đáng nói, phong trào xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” trong môi trường học đường năm học 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái được triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả cao.

Cụ thể, công tác tư vấn học đường đã được đưa vào 100% các trường học trên địa bàn Tỉnh. Bên cạnh đó, các trường luôn quan tâm xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm luôn sáng, xanh, sạch, đẹp, đa dạng các hoạt động văn hoá thể thao, giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách. Trong đó, tập trung xây dựng các mô hình, như: “Trường học hạnh phúc”, "Trường học du lịch”, "Trường học nông trại”, "Trường học hạnh phúc gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc”…

Định kỳ, Ngành GD&ĐT tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động, như: Hội khỏe Phù Đổng, thi hùng biện tiếng Anh, các cuộc thi tranh biện trường học hạnh phúc… Điều này khẳng định mục tiêu của toàn Ngành là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp học sinh tự tin, năng động và sẵn sàng hội nhập quốc tế.

Nhờ những nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, đảm bảo chất lượng, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 của tỉnh Yên Bái đạt 99,38%, đứng thứ 42/63 tỉnh, thành trên cả nước (tăng 6 bậc so với năm 2023). Kết quả này là "trái ngọt” cho sự nỗ lực và quyết tâm của tỉnh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ III và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ II. Chất lượng giáo dục đã được cải thiện, môi trường học tập trở nên tiên tiến và phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.

Có thể nói với sự quyết tâm và những nỗ lực không ngừng nghỉ của các tập thể, cá nhân nói trên, chắc chắn Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái sẽ đạt thành tích cao trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Nhiều khó khăn trong năm học mới cần có giải pháp khắc phục

Hà Giang: Nhiều khó khăn trong năm học mới cần có giải pháp khắc phục

Mới đây, tại phiên họp thứ II, Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục Hà Giang giai đoạn 2023-2030 đã nêu lên nhiều vấn đề còn tồn tại, thách thức đối với giáo dục Hà GIang, trong đó, là tình trạng thiếu trên 2.000 giáo viên trước thềm năm học mới cần có giải pháp khắc phục.