Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

17,1 triệu người tham gia Bảo hiểm xã hội trong 6 tháng đầu năm

Hồng Phúc - 16:29, 08/07/2022

Sáng 8/7, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề về chính sách bảo hiểm y tế dưới sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh phát biểu tại Hội nghị
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh phát biểu tại Hội nghị

Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và gần 120 nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về việc lấy ngày 1/7 hằng năm là “Ngày BHYT Việt Nam”. Theo đó, ngày BHYT Việt Nam là dịp đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật BHYT; khuyến khích, vận động Nhân dân tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác BHYT và cán bộ, nhân viên ngành Y tế.

Từ đó đến nay, chính sách BHYT ở nước ta ngày càng được phát triển, hoàn thiện theo hướng mở rộng và bảo đảm tốt nhất quyền lợi BHYT của người tham gia. Đặc biệt, người có công, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Thời gian qua, quỹ BHYT đã tạo nguồn tài chính chủ lực và có đóng góp đáng kể cho công tác khám chữa bệnh BHYT.

Hội nghị lần này là một trong những hoạt động cung cấp thông tin được BHXH Việt Nam tổ chức định kỳ hằng quý, đồng thời cũng là hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam (ngày 1/7).

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh nhấn mạnh, một trong những thành tựu quan trọng trong công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT là tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nước ta có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Nếu như năm 2009, 2015 độ bao phủ BHYT lần lượt đạt 57% và 74,7% dân số, thì đến hết năm 2021, độ bao phủ đã đạt khoảng 91% dân số. Cùng với đó, trung bình hằng năm, có hơn 100 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT được bảo đảm quyền lợi.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Năm 2020 - 2021 do tác động của dịch Covid-19, quỹ BHYT đã cùng ngân sách nhà nước góp phần không nhỏ trong công tác khắc phục hậu quả và phòng chống dịch Covid-19, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia.

6 tháng đầu năm 2022, BHXH Việt Nam tiếp tục bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cấp ủy, chính quyền các cấp, trong đó có sự đồng hành tích cực của các cơ quan thông tấn, báo chí… toàn ngành đã chủ động, quyết tâm, phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tiếp tục bảo đảm kịp thời, đầy đủ các quyền lợi an sinh cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Kết quả, ước thực hiện đến hết tháng 6/2022 có: Trên 17,1 triệu người tham gia BHXH đạt 33,87% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 6,16% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt gần 1,5 triệu người); gần 14 triệu người tham gia BHTN đạt 27,55% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 5,13% so với cùng kỳ năm 2021; trên 86,8 triệu người tham gia BHYT đạt tỷ lệ bao phủ 88,99% dân số.

Kết quả, lũy kế đến hết tháng 6/2022, ước toàn ngành đã giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho gần 6,3 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; giải quyết khoảng 409.000 người hưởng các chế độ BHTN; giải quyết cho gần 65 triệu lượt người KCB BHYT nội trú và ngoại trú…

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Nghệ An: Hàng loạt khó khăn vướng mắc trong giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

Vị trí đất được cấp ở xa, địa hình giao đất giao rừng đi lại khó khăn, sai lệch diện tích giữa hồ sơ và thực địa, nhu cầu người dân lớn nhưng quỹ đất ít… là những khó khăn, vướng mắc đang gây ảnh hưởng lớn đến việc giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở Nghệ An.