Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

“Ai ở nơi nào, ở yên chỗ đó”

Tuấn Trình - 14:57, 04/04/2020

Khi được nghe chính tâm sự từ những người đã và đang sống trong các khu vực cách ly phòng, chống Covid-19 thì mới thấy được một cuộc sống khác, không hề “ngột ngạt” như ai đó vẫn hình dung. Thậm chí đối với nhiều người, đây là một trải nghiệm thú vị khi được “sống chậm”, bởi từng ngày trôi qua thật yên bình.

Lực lượng chức năng đã cách ly, phun khử khuẩn tại một tòa chung cư hơn 400 hộ dân tại đường Hoàng Đạo Thúy (Cầu Giấy, Hà Nội)
Lực lượng chức năng đã cách ly, phun khử khuẩn tại một tòa chung cư hơn 400 hộ dân tại đường Hoàng Đạo Thúy (Cầu Giấy, Hà Nội)

Chia sẻ về cuộc sống của gia đình mình trong 2 tuần được cách ly, chị Đào Mai Lan, một người dân trong khu phố Trúc Bạch (Hà Nội) cho biết, tối 6/3, khi chị vừa về nhà thì nhận được thông báo có người dương tính với Covid-19 ở 125 Trúc Bạch và sau đó nhận lệnh cách ly cả khu phố luôn. 

“Tôi cũng như những người khác không kịp sắp xếp công việc. Nhưng đây là việc chung nên mình phải chấp hành. Lúc đó, trong nhà cũng không có đủ nhu yếu phẩm vì gia đình tôi không có thói quen tích trữ, ăn hôm nào mua hôm đó. Nhưng thực sự tôi không lo lắm vì còn anh em bạn bè, thiếu gì họ sẽ hỗ trợ”, chị Lan chia sẻ.

Theo chị Lan, sáng hôm sau, khi người thân của gia đình chị Lan biết khu phố Trúc Bạch bị cách ly đã gọi điện đến để trợ giúp, nhưng mọi sự “cứu trợ” dường như không cần thiết. Bởi trong sáng đầu tiên tiến hành cách ly, chính quyền địa phương đã gấp rút chuẩn bị nhu yếu phẩm để cung cấp cho người dân trong khu cách ly. Nhu yếu phẩm này được phát 3 ngày 1 lần, cho từng hộ gia đình. 

Anh Cao Hồng (áo vàng) lên chăm bố bị mổ tại Bệnh viện Bạch Mai hiện đang được cách ly tại khu ký túc xá Trường Đại học FPT
Anh Cao Hồng (áo vàng) lên chăm bố bị mổ tại Bệnh viện Bạch Mai hiện đang được cách ly tại khu ký túc xá Trường Đại học FPT

“Cách ly như đi nghỉ dưỡng” là nhận định của anh Dương Minh Tuấn, bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, cũng sống trong khu cách ly Trúc Bạch. Sau khi tiến hành cách ly, anh Tuấn đã nghĩ ra đủ thứ việc để làm, đều là những việc anh khó có thể làm trước đây do quỹ thời gian hạn hẹp, như tưới cây, dọn dẹp nhà cửa, đọc sách, xem phim, nấu ăn…

Vừa hết thời gian cách ly 14 ngày tại khu Trúc Bạch hôm 20/3 thì tối ngày 27/3, bác sĩ Dương Minh Tuấn nhận được lệnh cách ly trong ca trực. Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đề nghị anh chị em ở lại “chiến đấu”. Bác sĩ Tuấn nhìn những người bệnh nằm trên giường rồi gọi điện về nhà nói với vợ con: “Tối nay bố không về”.

Cũng liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai, anh Cao Hồng, quê ở tỉnh Nam Định, lên chăm bố bị mổ tại khoa Tiêu hóa chia sẻ, tối ngày 28/3, tất cả người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai được thông báo là chuẩn bị có xe của Quân đội đến đón để đi cách ly. Anh và mọi người chấp hành nghiêm túc. 

Suất ăn đầy đủ dinh dưỡng cho người được cách ly tại khu ký túc xá Trường Đại học FPT
Suất ăn đầy đủ dinh dưỡng cho người được cách ly tại khu ký túc xá Trường Đại học FPT.

“Hiện tại, tôi đang được cách ly tại khu ký túc xá của Trường Đại học FPT. Đã 4 ngày trôi qua, tôi thấy bình thường, phòng có điều hòa, nóng lạnh, cơm ăn 3 bữa… Tôi được xét nghiệm và có kết quả âm tính với Covid-19”, anh Hồng cho biết.

Hiện nay, một cuộc “sống chậm” đang diễn ra bên trong những khu cách ly và kể cả bên ngoài, khi mà Chính phủ yêu cầu người dân “ai nơi nào, ở yên chỗ đó” và đây cũng đang là khẩu hiệu được chia sẻ rộng rãi để nâng cao ý thức người dân hạn chế ra ngoài, chặt đứt đường lây của dịch Covid-19 trong thời điểm hiện tại. 

Đặc biệt, nếu không có việc cần thiết thì không nên hội họp, tụ tập nơi đông người. Việc cần làm lúc này là mỗi người dân, không chỉ người dân sống trong khu cách ly mà tất cả mọi người dân cần đoàn kết, nêu cao tinh thần “chống dịch như chống giặc”, tuân thủ theo chỉ dẫn của chính quyền, khuyến cáo của Bộ Y tế.

Hiện tại, tôi đang được cách ly tại khu ký túc xá của Trường Đại học FPT. Đã 4 ngày trôi qua, tôi thấy bình thường, phòng có điều hòa, nóng lạnh, cơm ăn 3 bữa… Tôi được xét nghiệm và có kết quả âm tính với Covid-19”.

Anh Cao Hồng, quê ở tỉnh Nam Định

Tin cùng chuyên mục
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.