Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển lãm trưng bày chuyên đề văn hóa Óc Eo

Lê Vũ - Bảo Trần - 21:18, 18/05/2022

Sáng 18/5, tại Bảo tàng tỉnh (số 4 Trần Phú, Tp. Vũng Tàu) Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Bảo tàng tỉnh An Giang tổ chức triển lãm trưng bày chuyên đề văn hóa Óc Eo.

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày
Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày

Trưng bày giới thiệu 124 hình ảnh, 112 hiện vật về nền văn hóa Óc Eo được lựa chọn từ các cuộc khai quật khảo cổ học, di chỉ, các hiện vật phổ biến sử dụng trong tín ngưỡng, sinh hoạt, các sản phẩm thủ công, trang sức... được chế tác từ các loại chất liệu đa dạng như: Gốm, đá, gỗ, kim loại…

Ông Trần Anh Thiện, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đây là lần đầu tiên Bảo tàng tổ chức giới thiệu bộ sưu tập, hình ảnh hiện vật tiêu biểu về văn hóa Óc Eo, trong đó tỉnh An Giang là địa phương tiêu biểu. Hoạt động này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và Nhân dân địa phương đến tham quan, tìm hiểu về nền văn hóa nổi tiếng này, qua đó nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc, trách nhiệm của cộng đồng trong việc gìn giữ, bảo vệ di sản văn hóa.

Một trong những hiện vật được giới thiệu tại trưng bày
Những hiện vật được giới thiệu tại trưng bày

Theo các chuyên gia khảo cổ, Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng ở Nam bộ nước ta, là nền văn hóa gắn liền với lịch sử của vương quốc Phù Nam, một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam.

Những dấu vết vật chất thuộc nền văn hóa này được các học giả người Pháp phát hiện từ cuối thế kỷ 19. Dấu mốc quan trọng đánh dấu lịch sử phát hiện và nghiên cứu về nền văn hóa Óc Eo là cuộc khai quật khảo cổ tại cánh đồng Óc Eo, dưới chân núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, do Louis Malleret thực hiện vào năm 1942; sau đó mở rộng ra các tỉnh, thành miền Nam như: Đồng Nai, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ…

Triển lãm trưng bày kéo dài đến hết ngày 18/6/2022.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.