Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín với cộng đồng

Bắc Giang: Tặng 429 suất quà cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Nguyệt Anh - 05:25, 26/11/2023

Mới đây, Nhân dịp Tết Cơm mới của đồng bào, các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) đã tổ chức tặng 429 suất quà cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng gồm: Bánh, kẹo, bột canh, mỳ chính và nhu yếu phẩm khác.

Huyện Sơn Động tặng quà cho người có uy tín trong đồng bào DTTS. Ảnh: CTV
Huyện Sơn Động tặng quà cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Ảnh: CTV

Cụ thể, huyện Sơn Động tặng 116 suất quà cho 116 Người có uy tín, huyện Lục Ngạn tặng 215 suất và huyện Yên Thế tặng 98 suất quà bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho Người có uy tín. Kinh phí tặng quà trích từ Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Được biết, Tết Cơm mới (còn gọi là Lễ mừng lúa mới, Tết Hạ Nguyên) là lễ hội quan trọng nhất của đồng bào DTTS, thường được tổ chức sau khi kết thúc vụ mùa. Dịp này, đồng bào dân tộc Dao, Tày, Nùng... tổ chức nghi lễ cúng cơm gạo mới thể hiện sự tôn vinh cây lúa và tỏ lòng biết ơn các vị thần đã giúp đỡ dân làng có vụ mùa thuận lợi, bội thu.

Việc tặng quà dịp Tết Cơm mới là hoạt động ý nghĩa, góp phần động viên Người có uy tín tiếp tục phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền tuyên truyền, vận động người dân địa phương triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Tin cùng chuyên mục
Vị trưởng thôn Suối Thầu và những nghĩa cử vì cộng đồng

Vị trưởng thôn Suối Thầu và những nghĩa cử vì cộng đồng

Ai có dịp lên Hà Giang, tới thăm thảo nguyên Suối Thầu của thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, hẳn sẽ thấy một màu xanh ngút ngàn của những vườn cam, vườn lê, vườn mận nối nhau chạy dài giữa điệp trùng vách núi. “Cơ ngơi” ấy của ông Sùng Văn Sinh là kết quả của hành trình hơn 20 năm miệt mài thử nghiệm các mô hình phát triển kinh tế khác nhau, để tìm ra con đường thoát nghèo không chỉ cho gia đình, mà còn có nhiều hộ dân ngay trên chính mảnh đất quê hương còn nhiều gian khó...