Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Bạc Liêu: Tập trung nguồn lực giảm nghèo vùng đồng bào DTTS

Minh Phương - 13:35, 02/12/2023

Thời gian qua, việc vận dụng, triển khai và giải ngân kịp thời các nguồn lực đã giúp đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS tỉnh Bạc Liêu.

Công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững cũng được các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Bạc Liêu chú trọng triển khai mang lại hiệu quả thiết thực.
Công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững cũng được các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Bạc Liêu chú trọng triển khai mang lại hiệu quả thiết thực.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Bạc Liêu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại 14 xã, phường, thị trấn vùng đồng bào DTTS với nguồn vốn được Trung ương phân bổ là 58,4 tỷ đồng và hơn 8,7 tỷ đồng nguồn đối ứng 15% của tỉnh.

Nếu như đầu năm 2022, theo tiêu chí nghèo đa chiều, toàn tỉnh Bạc Liêu có 11.493 hộ nghèo (chiếm 5,09%) và 14.755 hộ cận nghèo (chiếm 6,54%) thì đến đầu năm 2023, số hộ nghèo giảm còn 7.229 hộ (chiếm 3,19%) và hộ cận nghèo giảm còn 12.022 hộ (chiếm 5,32%). Trong đó, hộ nghèo DTTS được giảm đáng kể còn 1.624 hộ (chiếm 7,46%/tổng số hộ DTTS). Riêng trong 9 tháng của năm 2023, toàn tỉnh đã giúp đỡ 2.783 hộ nghèo, với số tiền trên 10,33 tỷ đồng (đạt 122,6% kế hoạch). 

Trong hai năm 2022 và 2023, từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn đối ứng của tỉnh gần 47 tỷ đồng, Bạc Liêu đã triển khai thực hiện 8/10 dự án thuộc Chương trình. Tỉnh Bạc Liêu đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, ấp, khóm khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất. 

Đến nay tỉnh đã triển khai tương đối đầy đủ về cơ chế, quy định, hướng dẫn để quản lý, thực hiện Chương trình; phân khai nguồn Trung ương, đối ứng vốn của địa phương và ban hành các Kế hoạch thực hiện, xác định cụ thể các chính sách được thực hiện trên địa bàn tỉnh theo quy định.  

Cuộc sống của đồng bào Khmer ở Bạc Liêu đã có nhiều đổi thay
Cuộc sống của đồng bào Khmer ở Bạc Liêu đã có nhiều đổi thay

Thông qua các nguồn vốn hỗ trợ, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững cũng được các sở, ngành, địa phương trong tỉnh chú trọng triển khai. Đến hết quý 3/2023, số lao động trong tỉnh được đào tạo là 13.060 người, giải quyết việc làm trong nước cho 14.298 lao động; có 330 lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài, đạt 110% kế hoạch, tăng 65% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã nỗ lực từng bước giải ngân các dự án, tiểu dự án đồng thời đẩy mạnh đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, các địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo điều kiện cho bà con tiếp cận các khoản vốn vay ưu đãi, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển mô hình kinh tế nông hộ bền vững... Từ đó, người dân có điều kiện, động lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và từng bước ổn định cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.